Nơi “gác cổng” chất lượng những cung đường

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thị sát và kiểm tra tình hình thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, tháng 7/2020.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thị sát và kiểm tra tình hình thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, tháng 7/2020.
(PLVN) - Dù đối mặt với nhiều khó khăn của dịch bệnh và thiên tai bão lụt nhưng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải- GTVT) vẫn cơ bản hoàn thành các chương trình, nhiệm vụ năm 2020.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông (QLXD&CLCTGT), trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục đã bám sát các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Cụ thể, trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu góp ý 02 dự án Luật, 10 Nghị định, 10 Thông tư và 10 văn bản QPPL; chỉ đạo xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án do Bộ quản lý.

Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Bộ ban hành Đề án “đổi mới công tác quản lý đầu tư, xây dựng trong lĩnh vực GTVT” có hiệu lực từ 01/6/2020 và quy định phân cấp ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư, để kiện toàn tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát, giám sát, quy chế quản lý nội bộ, đảm bảo chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hoá theo lĩnh vực và chuyên ngành.

Đặc biệt, đối với dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cục tham mưu Bộ ban hành quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT trong việc tổ chức thực hiện dự án.

Cục đã chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Bộ GTVT tổ chức hội nghị “Phổ biến đến các chủ thể tham gia dự án nhằm nâng cao trách nhiệm, phòng ngừa, khắc phục các khiếm khuyết đã được các cơ quan chức năng chỉ ra trong quá trình triển khai dự án, để rút kinh nghiệm, khắc phục triệt để các tồn tại khi triển khai các dự án trong giai đoạn tiếp theo.

Cầu Cửa Hội nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sắp được thông xe (Ảnh: Phan Nam/Cienco4)

Cầu Cửa Hội nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sắp được thông xe (Ảnh: Phan Nam/Cienco4) 

Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ các công trình, năm 2020, Cục QLXD&CLCTGT đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường 98 đợt. Tham gia các đoàn công tác do lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT chủ trì kiểm tra hiện trường các dự án 56 đợt. Đồng thời, Cục đã tham mưu Bộ GTVT ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh, phê bình các đơn vị còn tồn tại, khiếm khuyết về tiến độ, chất lượng.

Năm 2020, Cục đã tham mưu hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng để khởi công 19 dự án (cao tốc Bắc - Nam; cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; Kênh nối Đáy - Ninh Cơ; Cải tạo, nâng cấp đường CHC, đường lăn cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất…); Kiểm tra, đôn đốc hiện trường, giải quyết xử lý các vấn đề kỹ thuật để hoàn thành 21 dự án (Hầm Hải Vân 2; cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; cải tạo, nâng cấp đường CHC, đường lăn cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất giai đoạn 1…).

Về công tác quản lý giá thành xây dựng, quản lý đấu thầu, Cục QLXD&CLCTG đã thẩm định 12 dự án đầu tư mới và điều chỉnh 24 dự án đầu tư. Thẩm định, điều chỉnh 228 bộ hồ sơ thiết kế, dự toán, giá trị dự toán sau thẩm định giảm 1.995 tỷ đồng (tương ứng 2,58%). Phê duyệt 132 quyết định, văn bản chấp thuận kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của 129 gói thầu với tổng giá gói thầu/tổng giá trúng thầu là 20.237,8/19.967,7 tỷ đồng, tổng giá trị tiết kiệm là 270 tỷ đồng (tương đương 1,33%).

Lãnh đạo Cục QLXD&CLCTGT cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện để từng bước hoàn thiện hệ thống định mức, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư; phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất điều chỉnh, xây dựng mới để hoàn thiện hệ thống định mức của ngành GTVT, đang rà soát hoàn tất thủ tục để công bố 138 định mức.

Năm 2021, Cục QLXD&CLCTGT sẽ tiếp tục thực hiện đề án đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng trong lĩnh vực GTVT, kiện toàn tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát và xây dựng quy chế quản lý nội bộ về quản lý dự án, quy định phân cấp ủy quyền trong quản lý dự án, đảm bảo chuyên môn hóa, chuyên nghiệp theo lĩnh vực và khu vực. Nêu cao vai trò, trách nhiệm các chủ thể, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định.

Cầu Cửa Hội do PMU6 làm chủ đầu tư; liên danh Tập đoàn Cienco4-Thuận An thực hiện gói thầu xây lắp XL.02 (Ảnh: Phan Nam/Cienco4)
Cầu Cửa Hội do PMU6 làm chủ đầu tư; liên danh Tập đoàn Cienco4-Thuận An thực hiện gói thầu xây lắp XL.02 (Ảnh: Phan Nam/Cienco4)

Cục cũng sẽ rà soát hệ thống các văn bản QPPL để bổ sung những quy định còn thiếu, sửa đổi những quy định còn chồng chéo, khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Tham mưu Bộ GTVT ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia dự án.

Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kế hoạch xây dựng, chuyển đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành GTVT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường áp dụng công cụ quản lý mới (mô hình thông tin công trình - BIM, quay chụp ảnh quản lý tiến độ, chất lượng,…).

Đặc biệt, trong năm 2021, Cục sẽ khẩn trương hoàn thành việc rà soát hệ thống định mức xây dựng ngành GTVT, đồng thời triển khai ngay việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện bộ định mức xây dựng ngành GTVT. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng để triển khai Đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức KTKT và giá xây dựng” đã được Chính phủ phê duyệt.

Một nhiệm vụ khác trong năm 2021 được cục QLXD&CLCTGT  quan tâm là việc chỉ đạo các CĐT/ban QLDA tăng cường quản lý công tác đấu thầu qua mạng, xây dựng hồ sơ mời thầu đảm bảo các tiêu chí đánh giá, xét thầu phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp điều kiện thực tế của dự án, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm,... đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn, quản lý thầu phụ, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi chuyển nhượng thầu, bán thầu trái pháp luật.

Kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý chất lượng, đặc biệt là các dự án trọng điểm của ngành như Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Quản lý chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng tại từng dự án, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm về chất lượng công trình. Tập trung, quyết liệt chỉ đạo tiến độ thực hiện các dự án đã đăng ký khởi công, hoàn thành năm 2021...

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.