Nỗi đau hàng Việt từ chuyện Tân Hiệp Phát bị “đòi bồi thường”

Nạn hàng giả, hàng nhái đã làm cho biết bao nhiêu DN phải khốn đốn, đứng trước nguy cơ phá sản. Thời gian gần đây lại liên tiếp xuất hiện tình trạng nhiều sản phẩm về thực phẩm, đồ uống của DN Việt bị nhiều đối tượng khác nhau - khi gặp sản phẩm bị lỗi, hỏng, hàng hóa không rõ nguồn gốc và thậm chí nhét các “vật thể lạ” vào sản phẩm -  ép phải bồi thường “hỗ trợ” hàng tỷ đồng hoặc tung tin thất thiệt làm mất uy tín của DN...

Nạn hàng giả, hàng nhái đã làm cho biết bao nhiêu DN phải khốn đốn, đứng trước nguy cơ phá sản. Thời gian gần đây lại liên tiếp xuất hiện tình trạng nhiều sản phẩm về thực phẩm, đồ uống của DN Việt bị nhiều đối tượng khác nhau - khi gặp sản phẩm bị lỗi, hỏng, hàng hóa không rõ nguồn gốc và thậm chí nhét các “vật thể lạ” vào sản phẩm -  ép phải bồi thường “hỗ trợ” hàng tỷ đồng hoặc tung tin thất thiệt làm mất uy tín của DN. Đây không chỉ là vấn nạn của nhà sản xuất mà dường như trở thành nỗi đau của những sản phẩm mang thương hiệu Việt…

Khóc dở, mếu dở

Theo đánh giá của giới chuyên gia thì các dòng sản phẩm đồ uống như sữa và nước đóng chai, bia chai và lon dễ bị ảnh hưởng lớn nhất; trong đó, các thương hiệu lớn như Trà xanh không độ, Dr Thanh, sữa Vinamilk, nước mắm Phú Quốc…thường xuyên gặp phải.

Kiểm tra khâu cuối sản phẩm Trà xanh 0độ
Kiểm tra khâu cuối sản phẩm Trà xanh 0độ

Luật sư Phan Vũ Tuấn - Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh - cho rằng: Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái đã dẫn đến một số hiểu lầm lệch lạc về hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của DN. Tồi tệ hơn, một số cá nhân, tổ chức đã vô tình hay cố ý thu mua các sản phẩm kém chất lượng nêu trên từ các cơ sở không rõ nguồn gốc, sau đó thực hiện hành vi trục lợi DN bằng các hình thức nhũng nhiễu, mang tính chất tống tiền.

Theo luật sư Tuấn, các DN khi gặp phải những trường hợp này luôn trong tình trạng “dở khóc dở cười” bởi các đối tượng thường hay hù dọa bằng cách nếu không hỗ trợ sẽ … tung thông tin lên truyền thông. Chưa biết thực hư ra sao nhưng việc tung tin này có thể dẫn đến cả hệ thống sản xuất, kinh doanh của DN bị tê liệt.

Hồi tháng 01/2010, Cty Sữa Việt Nam (Vinamilk) từng một phen khốn đốn khi có thông tin sản phẩm của họ nhiễm thuốc diệt cỏ. Một khách hàng bỗng nhiên gửi tới Cty mẫu sữa với lời khẳng định đây là sản phẩm lỗi của Cty, đòi 100 triệu đồng tiền chuộc. Trước thông tin này, lãnh đạo Vinamilk đã phải trình báo với cơ quan công an và sau thời gian điều tra, cơ quan chức năng đã xác minh được số sản phẩm này bị một thanh niên dùng kim tiêm bơm thuốc diệt cỏ vào bên trong.

Tương tự, tháng 6/2009, một khách hàng mua chai bia nhãn hiệu Tiger chỉ còn 1/3 dung lượng mặc dù chưa khui nắp. Người này sau đó đã liên lạc với Cty TNHH nhà máy bia Việt Nam nhưng nhất định không chuyển chai bia cho Tiger để tiến hành kiểm nghiệm, yêu cầu Cty phải có nghĩa vụ bồi thường 2 chỉ vàng 9999.

Đặc biệt, đã có nhiều đối tượng lấy việc bắt lỗi các DN làm cơ hội kiếm tiền, chuyên gom nhặt những sản phẩm lỗi của nhà sản xuất để đe dọa, tống tiền DN. Gần đây nhất là trường hợp xảy ra với Công ty Tân Hiệp Phát.

Hai cá nhân Lê Văn Viện, Trần Văn Dũng đã sử dụng danh nghĩa của Cty Thái Lân để thực hiện hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật như: tống tiền, uy hiếp, đe dọa, làm giả giấy tờ, mạo danh DN, xuất khẩu hàng hoá trái phép và cung cấp thông tin sai lệch cho báo chí hòng đạt được mục đích cưỡng đoạt tài sản của Tân Hiệp Phát.

Theo các biên bản giữa ông Dũng và Viện là đại diện cho Cty Thái Lân cùng làm việc với đại diện phía Tân Hiệp Phát thì phía Cty Thái Lân có nhập lô hàng trà thảo mộc Dr Thanh “từ nhiều nhà phân phối khác nhau” để xuất đi Campuchia và bán lẻ cho các đại lý tại TP.Hồ Chí Minh cùng một số địa phương khác. Vụ việc nêu trên đã được ông Viện, ông Dũng thông báo cho phía Tân Hiệp Phát từ nhiều tháng nay để “đòi tiền hỗ trợ thiệt hại”.

Nếu phía Tân Hiệp Phát không chấp nhận, họ sẽ cung cấp thông tin cho báo chí. Sau nhiều lần nhận được phản hồi từ Tân Hiệp Phát từ chối yêu sách đòi tiền, ông Viện và Dũng đã đưa thông tin thất thiệt nêu trên lên các phương tiện thông tin đại chúng. Tưởng rằng sự việc đúng như chuyện ông Viện, ông Dũng đưa tin, đã có cơ quan truyền thông vào cuộc và tung tin theo những lời lẽ của các đối tượng này. Hậu quả, thương hiệu quốc gia Dr Thanh bị “nhấn chìm” vào “cơn lốc” của dư luận.

Đó là hành vi tống tiền doanh nghiệp?

Thực tế, tình trạng làm hàng giả, hàng nhái, tung tin thất thiệt chỉ là do các cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ nhưng đã gây không ít khó khăn cho sản xuất kinh doanh  của DN. Điển hình, Cty Thái Lân đã không chứng minh được nguồn gốc của những chai trà Dr Thanh nêu trên có xuất xứ từ đâu, không hề đưa ra được bất cứ một tờ hoá đơn nào chứng minh nguồn gốc mua lô hàng ở đâu, của đại lý nào mà chỉ nêu lý do đã bị hỏng lô hàng trị giá hơn 2,3 tỉ đồng; nhất quyết đòi phía Tân Hiệp Phát “hỗ trợ” số tiền 1,15 tỉ đồng mà không đưa ra một bằng chứng nào để chứng minh cho sự thiệt hại đó.

Nguy hại hơn, thái độ "xin hỗ trợ" hoặc "đòi bồi thường" của ông Viện và ông Dũng như đã nêu trên còn dẫn đến một hậu quả khôn lường cho Tân Hiệp Phát: nhãn hàng trà Dr Thanh đang bị cuốn vào “cơn lốc” kỳ thị của người tiêu dùng khi những thông tin chưa được kiểm chứng một cách cẩn trọng, rõ ràng đã bị “tung” lên mặt báo.

Cho đến nay, mặc dù chưa có bằng chứng vững chắc để xác định "thiệt hại" của các ông Viện và Dũng, nhưng uy tín của Tân Hiệp Phát cùng nhãn sản phẩm trà Dr Thanh đã bị “hạ bệ” một cách thảm hại trên thị trường nước uống nội địa vốn đang bị không ít DN nước ngoài “lăm le” thôn tính. Chính những điều này đã đi ngược lại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của Chính phủ về việc thúc đẩy thương hiệu Việt. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tung tin thất thiệt thực sự có thể làm cho các thương hiệu Việt chết ngay chính trên sân nhà.

Trên thực tế, với những thông tin đang tràn ngập trên mạng Internet như trên, các khách hàng của Tân Hiệp Phát từ hệ thống các nhà phân phối, đến các siêu thị bán lẻ đã ngưng đặt hàng loại sản phẩm này; các đối tác đầu tư của Tân Hiệp Phát liên tục liên lạc đặt câu hỏi thể hiện sự nghi ngờ việc kinh doanh của Cty.

Hàng nghìn người lao động trong Cty đang hoang mang, lo lắng về công việc của mình dẫn đến sản xuất, kinh doanh của Tân Hiệp Phát bị tổn thất rất lớn. Bên cạnh đó, hành vi này đã phủ nhận những nỗ lực và kết quả thực hiện chính sách khuyến khích “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” của Nhà nước, đồng thời gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh hợp pháp, chân chính của Tân Hiệp Phát.

Khi nói về điều này, đại diện của Tân Hiệp Phát khẳng định: Với truyền thống 17 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát các loại, sản phẩm được đầu tư sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài, nên đã trở thành sản phẩm không chỉ giữ nguyên tính chất thiên nhiên mà còn kháng khuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có lợi cho sức khỏe cộng đồng…, vì thế rất được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.

Đây cũng là một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam và đạt được giải thưởng thương hiệu quốc gia. Tân Hiệp Phát đã giữ vững được vị trí này và đưa thương hiệu Việt ra nước ngoài với tiêu chí không chỉ chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam mà còn đạt các chuẩn quốc tế.

Nhưng chính thành công của Tân Hiệp Phát đã vô tình trở thành tiền đề cho các mục tiêu công kích, phá hoại của không ít tổ chức, cá nhân có ý đồ xấu; đồng thời, xuất hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các đối tượng hoạt động trong cùng lĩnh vực. Một nỗi đau của không chỉ Tân Hiệp Phát mà còn của chung cộng đồng các thương hiệu Việt…

Theo phân tích của Luật sư Phan Vũ Tuấn, những vụ sản phẩm của Tân Hiệp Phát “bị tố” hư hỏng chỉ mang tính đơn lẻ một vài sản phẩm. Sự việc lần này cho thấy, đằng sau hành vi tống tiền của ông Viện và ông Dũng là dấu hiệu của một âm mưu có tổ chức, tiếp tay cho các họat động cạnh tranh không lành mạnh, phá hoại DN và thương hiệu sản phẩm có tổ chức. Luật sư Tuấn cho rằng: Hành động của ông Viện và Dũng đã đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 135-BLHS về tội cưỡng đoạt tài sản; đồng thời, có “hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực” và có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác.

Hà Thành

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

Phát huy vai trò của 'thương lái' trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

(PLVN) -  Ngày 2/5, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp với Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết bền trong chuỗi giá trị lúa gạo”. Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã bàn luận về vai trò của đội ngũ thương lái trong chuỗi liên kết giá trị ngành hàng lúa gạo.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.