Ngôi nhà nằm cách con lộ chỉ khoảng 500m, nhưng đã mấy chục năm nay hình như hiếm có người ngoài ghé thăm. Không phải làng xóm, chính quyền không quan tâm, mà nếu có vào cũng chẳng biết nói chuyện với ai bởi những người trong ngôi nhà đó đều bị tâm thần.
Nỗi đau cùng cực
Gia đình đó là của ông Nguyễn Văn Trí với 6 con người, lớn nhất năm nay 82 tuổi, nhỏ nhất cũng đã 43 tuổi đều bị tâm thần và mất trí.
Con đường vào nhà ông Trí như dài hơn vì quá nhỏ, ngoằn nghoèo và quạnh vắng. “Ngênh đón” chúng tôi là ba người phụ nữ cao to, luống tuổi, gương mặt sáng sủa và thân thiện. Tuy nhiên chỉ trong chốc lát, những gương mặt kia lại đỏ lừ lên với những ánh mắt sắc lẹm nhìn chằm chằm về phía chúng tôi khiến đoàn đi ai cũng ái ngại. Một lúc sau, chị Nguyễn Thị Minh Bạch - được coi là minh mẫn nhất trong gia đình ấy đang may quần áo mới kịp dừng tay và ra ngăn những người chị của mình lại.
Chị Bạch năm nay đã 50 tuổi, nhưng vẫn chưa chịu lấy chồng để ở vậy chăm sóc gia đình. Chi Bạch sụt sùi: “Thời con gái, các chị tôi ai cũng rất trắng trẻo, cao lớn và xinh xắn nên nhiều người theo đuổi lắm, thế nhưng không hiểu sao cứ đến độ 19, 20 tuổi khi chuẩn bị thi đại học là các chị đều bị tâm thần cả. Ngày mới bị, các chị thấy cái gì là phá cái đó, la hét om sòm và xé sạch quần áo. Các chị còn bỏ nhà đi lang thang khắp mọi nơi và nhiều lần bị công an giữ lại, nhưng biết các chị bị tâm thần nên được thả ra…”.
Có những lúc đang ngủ thấy các chị phá cửa vùng chạy tán loạn, chị Bạch lại vội vàng chạy theo, nhưng không sao cản được. Với chị những đêm thức trắng lăn lộn khắp Sài Gòn để tìm mấy chị của mình đã trở nên quen thuộc. Có lúc tìm được, có lúc không, nhưng vất vả nhất là đưa các chị về nhà.
Nặng vai chuyện đời
Mẹ mất sớm nên chị Bạch đành gác lại chuyện riêng tư để cùng người cha còm cõi đi làm thuê làm mướn khắp nơi kiếm tiền nuôi các chị. Bi kịch gia đình chị chưa dừng lại ở đó, khi không những cả ba người chị bị tâm thần, mà đến lượt anh trai là Nguyễn Thái Độ năm nay 53 tuổi cũng rơi vào trạng thái trầm cảm nặng cứ khù khờ suốt ngày và có biểu hiện tâm thần nhẹ. Nhưng đỉnh điểm đè lên đôi vai chị khi cách đây gần một năm là người cha 82 tuổi bị tai nạn nằm liệt giường và mất trí nhớ.
Vậy là bao nhiêu gánh nặng lại đè lên đôi vai của chị Bạch. Hàng ngày cứ bốn sáng là người phụ nữ ấy lại thức dậy để lo cơm nước cho cả gia đình, rồi đạp xe qua ấp bên nhận vải về may đồ. May mỗi chiếc quần đùi, người ta trả công cho chị được 1.300 đến 1.500đ. Vừa may đồ, chị vừa lo chăm sóc người cha liệt giường, mất trí, và phải canh chừng các chị của mình lên cơn chạy mất.
Bà Đinh Thị Hạnh ở ấp 2- chủ cơ sở may- nơi chi Bạch vẫn làm công hàng ngày tâm sự: Tội nghiệp cho chị Bạch Lắm. Gia dình chị có nhiều người bị tâm thần như vậy có thể là do di truyền vì lúc trước có hai người cô của chị Bạnh cũng có tiền sử bị tâm thần. Gia cảnh như vậy nên chị đành hy sinh hạnh phúc riêng. Giờ ông cụ yếu lắm rồi nên chị Bạch chỉ nhận vải về may tại nhà, nhưng cũng chẳng được là bao vì gánh nặng gia đình.
Giờ đây trong ngôi nhà tội nghiệp ấy chỉ còn một mình chi Bạch và người em gái năm nay 43 tuổi. Họ may mắn là hơn các thành viên khác là không bị căn bệnh quái ác đó hoành hành nên vẫn đi làm thuê làm mướn để nuôi cả gia đình. “Không biết rồi số kiếp của tôi như thế nào nữa vì nhiều đêm tôi mất ngủ và thấy nóng ruột quá. Mong sao tôi đừng bị như các anh chị, nếu không rời ai sẽ nuôi cha, nuôi anh chị tôi”, chi Bạch nguyện cầu.
Ngọc Quý
Nỗi đau cùng cực
Gia đình đó là của ông Nguyễn Văn Trí với 6 con người, lớn nhất năm nay 82 tuổi, nhỏ nhất cũng đã 43 tuổi đều bị tâm thần và mất trí.
Con đường vào nhà ông Trí như dài hơn vì quá nhỏ, ngoằn nghoèo và quạnh vắng. “Ngênh đón” chúng tôi là ba người phụ nữ cao to, luống tuổi, gương mặt sáng sủa và thân thiện. Tuy nhiên chỉ trong chốc lát, những gương mặt kia lại đỏ lừ lên với những ánh mắt sắc lẹm nhìn chằm chằm về phía chúng tôi khiến đoàn đi ai cũng ái ngại. Một lúc sau, chị Nguyễn Thị Minh Bạch - được coi là minh mẫn nhất trong gia đình ấy đang may quần áo mới kịp dừng tay và ra ngăn những người chị của mình lại.
Những ánh mắt đờ đẫn, điên dại trong gia đình tâm thần tội nghiệp ấy. |
Có những lúc đang ngủ thấy các chị phá cửa vùng chạy tán loạn, chị Bạch lại vội vàng chạy theo, nhưng không sao cản được. Với chị những đêm thức trắng lăn lộn khắp Sài Gòn để tìm mấy chị của mình đã trở nên quen thuộc. Có lúc tìm được, có lúc không, nhưng vất vả nhất là đưa các chị về nhà.
Nặng vai chuyện đời
Mẹ mất sớm nên chị Bạch đành gác lại chuyện riêng tư để cùng người cha còm cõi đi làm thuê làm mướn khắp nơi kiếm tiền nuôi các chị. Bi kịch gia đình chị chưa dừng lại ở đó, khi không những cả ba người chị bị tâm thần, mà đến lượt anh trai là Nguyễn Thái Độ năm nay 53 tuổi cũng rơi vào trạng thái trầm cảm nặng cứ khù khờ suốt ngày và có biểu hiện tâm thần nhẹ. Nhưng đỉnh điểm đè lên đôi vai chị khi cách đây gần một năm là người cha 82 tuổi bị tai nạn nằm liệt giường và mất trí nhớ.
Vậy là bao nhiêu gánh nặng lại đè lên đôi vai của chị Bạch. Hàng ngày cứ bốn sáng là người phụ nữ ấy lại thức dậy để lo cơm nước cho cả gia đình, rồi đạp xe qua ấp bên nhận vải về may đồ. May mỗi chiếc quần đùi, người ta trả công cho chị được 1.300 đến 1.500đ. Vừa may đồ, chị vừa lo chăm sóc người cha liệt giường, mất trí, và phải canh chừng các chị của mình lên cơn chạy mất.
Bà Đinh Thị Hạnh ở ấp 2- chủ cơ sở may- nơi chi Bạch vẫn làm công hàng ngày tâm sự: Tội nghiệp cho chị Bạch Lắm. Gia dình chị có nhiều người bị tâm thần như vậy có thể là do di truyền vì lúc trước có hai người cô của chị Bạnh cũng có tiền sử bị tâm thần. Gia cảnh như vậy nên chị đành hy sinh hạnh phúc riêng. Giờ ông cụ yếu lắm rồi nên chị Bạch chỉ nhận vải về may tại nhà, nhưng cũng chẳng được là bao vì gánh nặng gia đình.
Giờ đây trong ngôi nhà tội nghiệp ấy chỉ còn một mình chi Bạch và người em gái năm nay 43 tuổi. Họ may mắn là hơn các thành viên khác là không bị căn bệnh quái ác đó hoành hành nên vẫn đi làm thuê làm mướn để nuôi cả gia đình. “Không biết rồi số kiếp của tôi như thế nào nữa vì nhiều đêm tôi mất ngủ và thấy nóng ruột quá. Mong sao tôi đừng bị như các anh chị, nếu không rời ai sẽ nuôi cha, nuôi anh chị tôi”, chi Bạch nguyện cầu.
Ngọc Quý