Nỗ lực giữ gìn các di sản Ký ức Thế giới

Hệ thống văn thơ chữ Hán khắc trên kiến trúc cung đình Huế.
Hệ thống văn thơ chữ Hán khắc trên kiến trúc cung đình Huế.
(PLO) - Cùng với 4 Di sản Tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn; 82 Bia Tiến sĩ thời Lê-Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội; Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang; Châu bản triều Nguyễn, Việt Nam sở hữu thêm 2 danh hiệu di sản nữa đó là Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh). Tất cả di sản đều quý hiếm, công tác giữ gìn, bảo tồn các di sản được đặt ra cấp thiết.

Phong phú di sản tư liệu thế giới

Hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế với toàn bộ chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế bao gồm hàng ngàn bài thơ, bài văn, câu đối được thể hiện trực tiếp bằng nhiều loại hình chất liệu khác nhau (gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ...) trên công trình kiến trúc như một cách thức trang trí đặc biệt, riêng chỉ có tại Huế.

Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược đặc biệt quý hiếm dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Hiện 34.555 tấm mộc bản có nội dung rất phong phú và được chia làm chín chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục.

82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất ở Việt Nam và thế giới có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Tính hiếm có và không thể thay thế nằm ở nội dung, cách thức và điều kiện dựng bia, ở những giá trị về lịch sử, mỹ thuật, ảnh hưởng xã hội của tấm bia.

Mộc bản Kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm có 3.050 tấm ván rời, được khắc để in kinh, sách, luật giới Phật giáo và thể hiện tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm. Mỗi tấm Mộc bản kinh gồm có hai mặt, khắc bằng chữ Hán Nôm âm bản chứa đựng những nội dung: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật... Ngoài ra, còn khắc hình ảnh của Đức Phật tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị La Hán; Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802-1945), bao gồm các văn bản do các Hoàng đế ban hành, văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện ngoại giao. “Châu bản triều Nguyễn” là tư liệu lịch sử quý giá với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Thời gian, thời tiết đe dọa di sản

Quý hiếm là vậy, công tác giữ gìn, bảo tồn các di sản này không phải là điều dễ dàng. Nhiều người lo lắng cho “Hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế”, “Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm”, “Châu bản triều Nguyễn, 82 bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ẩm, mưa nhiều, nắng gắt, bão lụt thường xuyên xảy ra, nên các di sản có thể bị bể vỡ, nấm mốc, rách nát, mối mọt. Hoạt động bảo tồn các di sản không hề đơn giản. 

Khó khăn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là sự bảo tồn các công trình kiến trúc đang chứa đựng “Hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế”. Tuy mỗi ô thơ là một cổ vật nhưng vì nằm trên những công trình cổ nên không thể áp dụng những phương pháp hiện đại như kho chuyên dụng để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm. Hệ thống này vẫn đang tiếp tục chịu đựng sự tàn phá của thời gian, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm như 200 năm vừa qua chúng đã chịu đựng. Nhiều cơ quan chuyên ngành bảo quản và bảo tồn đang nỗ lực nghiên cứu giữ gìn bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là sơn thếp bằng chất liệu truyền thống hoặc sơn son thếp bằng vàng thật ở các công trình quan yếu. GS.TSKH Lưu Trần Tiêu- Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam đưa ra ý kiến về bảo vệ “Hệ thống văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế” là phải xây dựng và triển khai các dự án bảo tồn tổng thể cả công trình kiến trúc, bởi vì nó gắn liền với công trình kiến trúc.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV  tiến hành số hóa 3D toàn bộ bản gốc mộc bản triều Nguyễn. Đây là việc cần thiết bởi từ cơ sở dữ liệu ấy, có thể tổ chức những phòng trưng bày trực tuyến, làm tư liệu cho phim. Số hóa 3D giúp trung tâm quản lý, theo dõi mức độ biến dạng của tài liệu thuận tiện hơn và dễ dàng đưa giá trị mộc bản vào trường học. Mộc bản triều Nguyễn là bản gốc khối tài liệu chính văn, độc bản, mang giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật thư pháp, kỹ thuật in ấn đương thời.

Hiện di sản tư liệu giá trị này được bảo quản nghiêm ngặt, khoa học và lưu trữ dạng đặc biệt của Việt Nam và hiếm có trên thế giới. Bảo tồn và giữ gìn lâu dài cho các thế hệ mai sau, phát huy được các giá trị tư liệu lịch sử - văn hóa quý giá, phục vụ công tác nghiên cứu và nhu cầu tìm hiểu của mọi người là mong muốn và cũng là nhiệm vụ đang được Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV nỗ lực thực hiện…

Chùa Vĩnh Nghiêm đã phát mộc công trình Nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản góp phần giữ gìn, bảo quản và phát huy giá trị to lớn của mộc bản - di sản tư liệu thế giới. 

Hơn ai hết, những người yêu các di sản mong muốn các ngành chức năng có nhiều giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị các di sản tư liệu thế giới này. “Đừng để mất bò mới lo làm chuồng”. 

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.