Những xúc cảm Trường Sa

Các ca sĩ giao lưu văn nghệ với chiến sĩ trẻ trên đảo An Bang.
Các ca sĩ giao lưu văn nghệ với chiến sĩ trẻ trên đảo An Bang.
(PLO) - Nếu cán bộ, chiến sĩ Hải quân và nhân dân Trường Sa luôn hướng về và gọi đất liền bằng cái tên trìu mến: Đất mẹ, thì ở hậu phương lớn, mọi người luôn dành tất cả tình cảm yêu thương và ví Trường Sa như là Trái tim của Tổ quốc. Trường Sa luôn vững vàng, kiêu hãnh bám trụ ngoài biển khơi xa.

Trường Sa ngày càng tươi đẹp, vững chắc 

Sau 42 giờ miệt mài vượt biển, tàu hải quân mang số hiệu Trường Sa 571 của Vùng 4 Hải quân đã đưa Đoàn công tác số 12 tới vùng đất thân yêu của Tổ quốc: Đảo Trường Sa Lớn. Chuyến đi này do ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm trưởng đoàn. Không ai giấu được sự xúc động khi lần đầu tiên được đặt chân lên phần máu thịt không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. 

Dù có mấy chục năm công tác ở TP Hồ Chí Minh, từng là Phó Chủ tịch UBND thành phố nhưng do bận việc đột xuất nên nhiều lần ông lỗi hẹn với Trường Sa. Vì vậy, đây là lần đầu tiên ông Lê Mạnh Hà ra Trường Sa - nơi cha ông - Đại tướng Lê Đức Anh, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau này là Chủ tịch nước) từng tâm niệm, mong muốn, chỉ đạo xây dựng Trường Sa.

Ông Hà đứng lặng im rất lâu trước hình ảnh và đoạn trích bài phát biểu của người cha tại Lễ kỷ niệm 33 năm Ngày truyền thống Quân chủng Hải quân tổ chức tại đảo Trường Sa Lớn ngày 7/5/1988: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc của chúng ta”.

Ông Hà xúc động: “Tôi thấy hình ảnh cha tôi vẫn như đang ở đâu đây. Tôi cũng rất vui vì ước nguyện của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân ta đã được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân sau này biến thành hiện thực, đó là xây dựng một Trường Sa ngày càng tươi đẹp, vững chắc”.

Tại đảo Trường Sa Lớn, tôi gặp anh Nguyễn Công Quân - Vụ trưởng Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể, Văn phòng Chính phủ. Anh Quân cho biết, anh nguyên là Trung tá Biên phòng, từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng Hải Phòng. Sau anh chuyển ngành sang UBND TP Hải Phòng (1997), rồi anh làm thư ký cho bác Phạm Thế Duyệt, đến năm 2008 thì chuyển về Văn phòng Quốc hội.

Anh Quân cho biết, ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn có một kỷ vật mang dấu ấn của anh. Số là, tháng 6/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi tặng chùa Trường Sa pho tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni. Chính anh Quân là người đã chắp bút bức thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, gửi kèm pho tượng Phật ngọc. Trong thư có đoạn: “Mong Đức Phật phù hộ độ trì cho quân dân huyện đảo Trường Sa bình yên, mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi, cho nước Việt Nam độc lập, hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”… Cùng với pho tượng Phật ngọc, lá thư này đang được trưng bày tại chùa Trường Sa.

Cùng ở chung với tôi tại phòng B8 trên chuyến tàu 571 ra Trường Sa, những lúc bớt say sóng, anh Lê Quốc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải thường kể về ao ước kéo dài 23 năm về một lần được đặt chân lên Trường Sa. Anh Tiến kể, anh học ngành hàng hải tại Nhật Bản, được đào tạo thành “sói biển”. Tốt nghiệp, anh trở thành thủy thủ tàu chở hàng từ Nhật Bản đi Vùng Vịnh và khắp các châu lục trên thế giới.

Trong hành trình 5 năm làm thủy thủ tàu viễn dương với hàng chục chuyến đi dài ngày, mỗi khi đi qua vùng biển Việt Nam, đi ngang qua Trường Sa, anh Tiến lại cho rúc lên những hồi còi dài thay cho lời chào đất mẹ, chào Trường Sa. Với anh, ngay từ thuở đó, Trường Sa đã là biểu tượng của quê hương. Trường Sa hôm nay đã thay đổi, hiện đại hơn nhiều so với 23 năm trước.

Vui hết mình với Trường Sa 

Trong các chuyến hành trình ra Trường Sa, đoàn nào cũng có văn công, đội “văn nghệ xung kích” này nhất là các nữ ca sĩ được các chiến sĩ trẻ Hải quân mong đợi nhiều nhất. Đi cùng Đoàn công tác 12 là Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Nông và nam ca sĩ Long Nhật. Vô tư và “hết mình” là thông điệp mà nam ca sĩ này gửi tới các bạn trẻ đang ngày đêm giữ đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Sân khấu “dã chiến” nơi đây cũng mang nét rất riêng của lính đảo.

Đó có thể là một khoảng sân nhỏ dưới tán những cây bàng vuông, cây phong ba ở các đảo nổi, hay chỉ là một vuông sân nhỏ, một phòng họp vài chục mét vuông ở các đảo chìm. Nhưng với các ca sĩ, chỉ cần người nghe “hết mình” là vui.

Trong sự cổ vũ, reo hò của các chiến sĩ trẻ, Long Nhật cũng “cháy hết mình” với những ca khúc nổi tiếng như: “Gần lắm Trường Sa”, “Mùa xuân nơi Trường Sa”, “Bâng khuâng Trường Sa” và “Tổ quốc nhìn từ biển”…

Long Nhật chia sẻ, “Gần lắm Trường Sa” là ca khúc mà anh đã hát thành công từ năm 1992 và cũng chính ca khúc này đã giúp anh giành được nhiều giải thưởng nhất tại các cuộc thi, hội diễn. Hơn 25 năm qua, ca khúc này đã cùng anh đi biểu diễn khắp nơi phục vụ nhân dân và chiến sĩ trên cả nước.

Cứ sau mỗi lần hát, anh lại nhớ và khát khao được ra Trường Sa. Tâm nguyện lớn nhất của Long Nhật là được một lần ra hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, ôm chiếc đàn ghi ta hát cho chiến sĩ Hải quân - những nguyên mẫu trong các tác phẩm âm nhạc - nghe những bài hát viết về các anh và để dành tặng cho sự hy sinh thầm lặng cũng như những chiến công của các chiến sĩ Hải quân kiên trung. 

Long Nhật nói: “Đi Mỹ, đi Pháp dễ lắm, đi hoài à. Nhưng đi Trường Sa khó vô cùng, phải đăng ký, sàng lọc, chọn lựa mãi mới được đi”. Do vậy, ước nguyện ra Trường Sa mãi đến khi bước sang tuổi 50 anh mới thực hiện được. Trở về đất liền sau chuyến đi, anh cười mãn nguyện: “Vậy là sướng lắm rồi”.

Chia tay Trường Sa nhưng cảm xúc vẫn đầy ắp trong tôi. Dù là ai, sau mỗi lần ra Trường Sa, tất cả lại cảm thấy gắn bó hơn, yêu hơn biển đảo quê hương mình. Và ai cũng mong ước thêm một lần nữa ra Trường Sa... 

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.