Những thầy giáo quân hàm xanh gieo chữ vùng biên

Em Nguyễn Hữu Duy được cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình kèm cặp học tập.
Em Nguyễn Hữu Duy được cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình kèm cặp học tập.
(PLVN) - “Hôm nay đi học phải chú ý nghe giảng, ghi chép cẩn thận, nhớ phải mang sổ liên lạc về nhà nghe con!”, Đại úy Nguyễn Hữu Hàn, Chính trị viên, Phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình (An Giang) vừa dặn dò, vừa cẩn thận chỉnh sửa lại khăn quàng, quần áo cho đứa “con nuôi” của đơn vị trước khi đến trường. Anh tận tình, ân cần như một người cha.

Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”

Thực hiện Mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình nhận nuôi em Nguyễn Hữu Duy (SN 2005, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Khánh Bình, ngụ tại ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang).

Duy có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha mẹ, sống cùng bà ngoại đã già yếu. Đơn vị khảo sát, làm thủ tục nhận nuôi Duy, đồng thời bố trí chỗ ăn, ở, sinh hoạt của cháu phù hợp, chu đáo. Trang bị cho cháu có góc học tập riêng, có các đồ dùng và phương tiện sinh hoạt cần thiết. 

Tại buổi lễ ra mắt “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Thượng tá Nguyễn Hoài Linh, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên thay mặt cho cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình đã tặng Duy 1 xe đạp và đồ dùng học tập cho năm học mới, trị giá 2,5 triệu đồng.

Có mặt tại buổi lễ, bà Hồ Thị Đẹp (bà ngoại Duy) không giấu nổi niềm xúc động “May nhờ có các chú Biên phòng nhận cháu tôi làm “con nuôi”. Có mấy chú lo cho cháu, tôi yên tâm lắm, tương lai của cháu tôi trông cậy cả vào các chú”. 

Tương tự, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới đã nhận nuôi cháu Nguyễn Văn Duy Chương (SN 2013, học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Lạc Quới). Cháu sống cùng bà ngoại Trần Thị Nhứt (77 tuổi), trú tại ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Khi mẹ cháu Chương mang thai được khoảng hai tháng thì ba cháu bỏ đi biệt xứ, đến khi sinh cháu được 8 tháng tuổi thì mẹ cháu mất, cháu ở với bà cho đến nay. Cuộc sống của hai bà cháu thuộc diện đặc biệt khó khăn. Theo đó, gia đình bà Nhứt đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới giúp đỡ.

Ngoài đảm bảo ăn ở, chi phí sinh hoạt, học tập cho cháu, cán bộ, chiến sĩ đơn vị có mở sổ tiết kiệm cho cháu, mỗi tháng tiết kiệm 1,1 triệu đồng để đến năm 18 tuổi trao cho cháu làm vốn tiếp tục học tập hoặc lập nghiệp. Mặt khác, từ “Hũ gạo tình thương”, đơn vị còn hỗ trợ bà Nhứt mỗi tháng 10kg gạo và hàng ngày mua thực phẩm tươi như cá, thịt để hỗ trợ bữa ăn cho bà. Khi bà đau yếu, bệnh tật thì Đồn cử cán bộ Quân y đến khám chữa miễn phí.

Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới, chia sẻ, giảm bớt khó khăn đối với gia đình bà Nhứt, góp phần ổn định cuộc sống. Đơn vị còn xúc tiến đề nghị địa phương cấp nền nhà và xây dựng nhà cho bà để có chỗ ăn ở, sinh hoạt vững chắc.

Đưa con nuôi Đồn Biên phòng đến lớp.
 Đưa con nuôi Đồn Biên phòng đến lớp.

Bà Nhứt xúc động chia sẻ: “Các chú Biên phòng đã chăm lo cho bà cháu tôi như người thân trong gia đình. Bà cháu tôi có ngày hôm nay đều nhờ các chú. Được các chú giúp đỡ, tương lai của cháu tôi tươi sáng rồi. Tôi rất mãn nguyện!”.

“Cái lãi lớn nhất chính là niềm vui”

Còn tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, em Thạch Cô, sinh năm 2009, dân tộc Khmer, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học thị trấn Tịnh Biên cũng dần quen với nhịp sống trong “Ngôi nhà mới” nơi có những “cha nuôi” mang quân hàm xanh luôn tận tình yêu thương, chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, đưa đón tới trường và kèm cặp học bài. Mỗi sáng, Thạch Cô cũng dậy sớm, tập thể dục theo các “cha nuôi”, Thạch Cô cũng biết gấp chăn màn theo “phong cách quân nhân”. 

Đồn Biên phòng Phú Hữu nhận nuôi em Thạch Nguyễn Hưng Thuận, dân tộc Khmer. Từ khi được nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng”, Thuận không phải bán vé số kiếm sống, hàng đêm dưới ánh đèn, em được sự kèm cặp, chỉ bảo tận tình của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Hữu nên kết quả học tập tiến bộ rõ rệt. 

Là người trực tiếp kèm cặp Thuận trong học tập, sinh hoạt, Trung úy Phạm Hải Việt, Đội trưởng vận động quần chúng Đồn Biên phòng Phú Hữu dí dỏm: “Chúng em coi đây là sự đầu tư. Mà đầu tư thì phải có lãi. Cái lãi lớn nhất chính là niềm vui. Niềm vui vì các em có điều kiện để chuyên tâm học hành và giành thành tích tốt trong học tập, đạt được ước mơ và sau này trở thành công dân có ích cho gia đình, xã hội”.

Cũng như chương trình “Nâng bước em đến trường” mà lực lượng Bộ đội Biên phòng thực hiện trong nhiều năm qua, “Con nuôi Đồn Biên phòng” sẽ là mô hình tiếp sức, nuôi dưỡng những ước mơ cho các em học sinh nghèo vùng biên giới. 

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.