Dấu ấn thầy giáo 'quân hàm xanh'

Thầy giáo Chính và cô giáo Ly cầm tay dạy các em từng chữ một. Ảnh: Hồng Anh
Thầy giáo Chính và cô giáo Ly cầm tay dạy các em từng chữ một. Ảnh: Hồng Anh
(PLVN) - Lớp học đặc biệt có 8 học sinh với 8 hoàn cảnh, lứa tuổi khác nhau. Dù chỉ dạy một chữ “ă” cũng phải mất nửa tháng nhưng thầy giáo “quân hàm xanh” đã kiên trì dạy bảo các em học đọc, học viết từng chữ một. Một năm qua, lớp học tình thương của Đồn Biên phòng (ĐBP) Bình Minh, Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã mang đến cho những đứa trẻ khuyết tật nghèo sự ấm áp, tình thương và hy vọng.

Lớp học ra đời từ “Hũ gạo tình thương” của bộ đội

Bình Minh được gọi là “làng Chan Chu”, khi cơn bão Chan Chu năm 2006 cướp đi sinh mạng 86 ngư dân của xã, bỏ lại những người vợ, những đứa trẻ lam lũ, thất học. Xã Bình Minh có nhiều trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ không được đến trường. Hoàn cảnh của các em rất đáng thương. 

Em Trần Nguyễn Văn Thành (SN 2005) bị cha bỏ rơi khi còn nằm trong bụng mẹ. Bất hạnh hơn nữa khi sinh ra, em bị động kinh. Không gửi được em cho ai nên hằng ngày, hai mẹ con bồng bế nhau ra cảng cá Tân An xin cá để sống qua ngày.

Cứ thế, cuộc sống của hai mẹ con phụ thuộc vào lòng trắc ẩn của mọi người và 700.000 đồng hỗ trợ từ địa phương cho người khuyết tật. Còn em Trần Thị Hoa (SN 2008) có 3 anh em. Người anh đầu bị khuyết tật, bản thân em bị bệnh động kinh. Bố mẹ em không có công ăn việc làm ổn định. 

Em Nguyễn Thị Hường (12 tuổi) bị hở hàm ếch, phải phẫu thuật nhiều lần khiến thần kinh bị ảnh hưởng nên chậm tiếp thu. Dù gia đình đã đưa em đi học ở trường tiểu học nhiều năm nhưng đến nay Hường vẫn chưa biết đọc, biết viết.

Từ nhu cầu phụ huynh mong muốn có một lớp học dành riêng cho các em, từ tháng 11/2018, ĐBP Bình Minh phối hợp cùng Hội Phụ nữ xã đứng ra tổ chức lớp học.

Lớp học miễn phí dành cho học sinh khuyết tật tại ĐBP Bình Minh được tổ chức học vào thứ ba, năm, sáu hàng tuần. Lớp có 8 học viên ở độ tuổi từ 10 đến 30 (đa số ở độ tuổi 10 - 12), mắc bệnh đao (down), thiểu năng trí tuệ hay bị khuyết tật, khả năng nhận thức kém. Học viên nhiều tuổi nhất là anh Nguyễn Văn Trung (30 tuổi). 

Việc đến lớp không chỉ là để thầy giáo Biên phòng dạy từng con chữ hay các phép tính mà các em còn được hướng dẫn các kỹ năng sống như sinh hoạt tập thể, hát múa các bài nhạc thiếu nhi, trang bị những kiến thức cơ bản trong cuộc sống hằng ngày.

Bởi vậy, dù chỉ có 8 học sinh, nhưng lớp học vẫn duy trì 2 giáo viên phụ trách. Đứng lớp dạy học, giáo viên chính là Thượng úy Lê Văn Chính, Đội phó Đội vận động quần chúng của ĐBP và chị Đặng Thị Mỹ Ly, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Bình Minh (không cố định).

Thiếu tá Lê Văn Nam, Chính trị viên ĐBP Bình Minh cho biết: “Ngay khi lớp học tình thương khai giảng, ĐBP Bình Minh đã vận động kêu gọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị xây dựng “Hũ gạo tình thương”, tiết kiệm mỗi tháng 300.000 đồng hỗ trợ các em trong việc học tập”.

Thành công từ yêu thương và chia sẻ

Lớp học tình thương được mở tại hội trường của ĐBP Bình Minh. Cả thầy lẫn cô đều không có nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là kỹ năng dạy trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, anh Chính phải đến các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn gặp giáo viên học hỏi cách dạy. Anh cũng lên mạng tìm kiếm tài liệu về dạy trẻ khuyết tật.

Thượng úy Lê Văn Chính tâm sự: “Thuyết phục học trò đồng ý ra lớp là niềm vui lớn, nhưng còn khó khăn không nhỏ đó là công tác biên soạn giáo án giảng dạy sao cho phù hợp với các cháu. Thật sự mà nói đối với một cán bộ biên phòng càng khó khăn gấp bội. Sau nhiều trăn trở, chúng tôi đã liên hệ với trường tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn xã để nhờ được sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm”. 

Lúc đầu, các thầy cô phải mất hơn 1 tháng để các em làm quen với lớp, với bạn. Tháng đầu tiên mở lớp, thầy giáo chưa dạy chữ mà tập hát, tổ chức hoạt động vui chơi để thu hút học sinh. “Ban đầu có một số em rất khó gần. Sau nhiều lần nói chuyện, các em quen dần, xem thầy như người thân, háo hức đến lớp hòa nhập với bạn bè”, anh Chính kể.

Khi các em đã quen thì mới bắt đầu hành trình dạy chữ. “Có em phải mất hơn 4 tháng mới đọc được 24 chữ cái như em Hoàng. Có học sinh gần một tháng mới viết xong chữ ă”, Thượng úy Chính nói.

Kết quả học tập của một học sinh khuyết tật trong lớp.
Kết quả học tập của một học sinh khuyết tật trong lớp. 

Đã có lần, khi thầy Chính đang giảng bài, dưới lớp có học sinh phát bệnh, lên cơn động kinh. Cũng may, trong đơn vị có cán bộ quân y nên tiến hành sơ cứu cho em. Từ đó, dù có bận việc gì thì quân y cũng phải “trực” ở đồn trong thời gian các em lên lớp.

Do lâu nay, các em không được tiếp cận với con chữ nên rất lóng ngóng, việc phát âm về chữ cái, nhiều em còn chưa rõ. Tuy nhiên, cũng có nhiều em tiếp thu rất nhanh, chỉ hơn một tháng tham gia lớp học đã nắm và đọc được bảng chữ cái.

Mặc dù là lớp học tình thương nhưng được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và có thời gian biểu cụ thể. Ngoài việc phân công cán bộ đứng lớp giảng dạy mỗi tuần 3 buổi, đơn vị còn cử cán bộ tổ chức đưa đón các em không có người đưa đến lớp... 

Đọc thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.