Tấm lòng vàng của thầy thuốc quân hàm xanh

Y sĩ Khánh kiểm tra sức khỏe cho chị Lê Thị Thanh Hiền.
Y sĩ Khánh kiểm tra sức khỏe cho chị Lê Thị Thanh Hiền.
(PLVN) - Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nhưng 10 năm qua, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Ninh Công Khánh (SN 1975, quê Nam Định)-quân y Đồn Biên phòng Hải Vân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Đà Nẵng vẫn tận tình khám chữa bệnh miễn phí cho những người dân nghèo làng biển Kim Liên.

Phòng khám đặc biệt

10 năm trước, khi Phòng khám quân dân y kết hợp được mở ra tại Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, Y sĩ Ninh Công Khánh được phân công làm việc tại đây. Lúc đầu, phòng khám chỉ có một máy châm cứu, một đèn hồng ngoại, dụng cụ đo huyết áp, một giường bệnh.

Để người dân đến khám chữa bệnh, lúc đầu, anh Khánh đã tận tình mời họ vào khám. Sau khi thấy thầy thuốc quân hàm xanh chữa khỏi bệnh, lại miễn phí, người nọ bảo người kia thế là ngày nào phòng khám cũng chật kín người. Mỗi ngày, trung bình Y sĩ Khánh khám từ 40-50 người bệnh. 

Về thuốc, từ năm 2016 trở về trước, trạm sử dụng cơ số thuốc sẵn sàng chiến đấu của bộ đội vận dụng cho bà con. Từ năm 2017, mỗi tháng, anh Khánh phải vận động anh em trong đơn vị, mạnh thường quân, hay chính anh phải bỏ tiền túi ra trên một triệu đồng để mua thuốc chữa trị cho bà con. Ngoài tủ thuốc cấp phát miễn phí, anh còn bỏ tiền túi đóng “tủ thuốc đồng giá” 15.000 đồng. Bất kỳ ai, bất cứ bệnh gì, anh cũng lấy 15.000 đồng/hai liều thuốc.

Thiếu tá Khánh khám chữa bệnh cho người dân ở trạm xá quân dân y kết hợp. Ảnh: Phương Oanh
 Thiếu tá Khánh khám chữa bệnh cho người dân ở trạm xá quân dân y kết hợp. Ảnh: Phương Oanh

Do kinh phí ít nên Y sĩ Khánh đã học hỏi cách chữa bệnh không dùng thuốc, ít tốn kém và hiệu quả cao là bấm huyệt, tác động tới cột sống của người bệnh. Anh chủ yếu chữa bệnh bằng hai bàn tay. Mỗi ngày, xong việc anh phải lắc hai tay cho đỡ buốt nhức. 10 năm qua, nhiều người nghèo đã được Thiếu tá Khánh chữa khỏi bệnh.

Mang niềm vui đến cho mọi người

Theo chân những người lính vận động quần chúng Đồn Biên phòng Hải Vân, chúng tôi đến nhà ông Lê Văn Giàu ở tổ 20, khu dân cư văn hóa biển Kim Liên. Ông Giàu là cha chị Lê Thị Thanh Hiền (SN 1983) một người sống thực vật do tai nạn giao thông, may mắn được Y sĩ Ninh Công Khánh tận tình chữa chạy nhiều năm nên đã đi lại, tự chăm sóc bản thân và bán hàng được. 

Thấy chúng tôi đến, chị Hiền chạy ra vồn vã khoe: “Không sao rồi. Đi lại được rồi”. Ông Giàu kể, vào năm 2006, giữa cơn bão số 9, chị Hiền khi đó là công nhân, sau giờ làm, chị lái xe máy trở về nhà, đến cầu Nam Ô thì bị một cặp vợ chồng tông xe máy ngã sấp mặt xuống đường.

Thấy chị nằm im, máu chảy loang mặt đường, mọi người tưởng chị chết nên không ai dám đụng vào. Mãi lúc sau, một tài xế taxi đi ngang qua đã dừng xe, chở chị lên Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Bác sĩ bảo do đến bệnh viện trễ nên chị bị chấn thương sọ não kín, liệt tứ chi.

Sau đó, ông Giàu làm đơn bãi nại cho vợ chồng nhà kia lấy xe máy về. Họ đưa cho ông 2 lần tổng cộng được 5 triệu đồng chữa trị cho con gái. 

Hoàn cảnh ông bà Giàu rất khó khăn, hai người già nuôi một người con trai tâm thần và một con gái sống thực vật. Ông làm nghề kéo xe cải tiến chở cá thuê. Mùa biển, thu nhập của ông là 100-150 nghìn đồng/ngày. Mùa mưa bão, ngư dân không đi biển, ông không có thu nhập.

Bà bán quán nước gần đường tàu. Không có tiền, ông về bán luôn miếng đất được hơn 110 triệu đồng để chữa trị cho con nhưng sau đó bệnh viện bó tay, trả chị Hiền về. Chị Hiền tiếp tục sống đời sống thực vật. 

6 năm sau, vào năm 2012, tình cờ một lần đi ngang qua nhà, thấy vợ chồng ông Giàu người giữ chân, người cầm tay, miệt mài tập luyện cho con gái, Thiếu tá QNCN Ninh Công Khánh đã nói ông bà đưa con gái lên trạm quân dân y kết hợp khu dân cư văn hóa biển Kim Liên - nơi anh làm việc - anh chữa cho.

Vậy là, mỗi ngày, hai ông bà bế con gái lên chiếc xe cải tiến rồi ông hì hụi kéo 2 mẹ con lên trạm y tế cho Y sĩ Khánh chữa trị miễn phí bằng cách bấm huyệt cột sống. Hơn một năm sau thì chị Huyền nói được và đi lại được. Ông Giàu rất xúc động khi nói về sự tận tình của Thiếu tá Khánh. Nếu không có anh thì con gái ông bà vẫn chỉ nằm im một chỗ. 

Không chỉ có chị Huyền mà nhiều bệnh  nhân khác bệnh viện trả về cũng được Thiếu tá Khánh chữa khỏi. Cuối năm 2015, Y sĩ Khánh được điều động về nhận nhiệm vụ mới tại Bệnh xá Biên phòng TP. Đà Nẵng.

Sau đó, Y sĩ Khánh mượn nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư 45 (tổ 8, phường Hòa Hiệp Bắc) để có không gian điều trị tốt hơn cho bệnh nhân. Năm 2016, bà con ở khu vực Kim Liên làm đơn đề nghị Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố điều động anh về lại Trạm quân dân y kết hợp Kim Liên.

Đến tháng 7/2016, anh được điều trở lại Đồn Biên phòng Hải Vân theo nguyện vọng của người dân làng biển. Biết anh trở lại khám chữa bệnh, bà con ở Kim Liên và các vùng lân cận đến với anh ngày càng đông. Ngày nào cũng phải đến gần 22 giờ, anh mới tắt điện phòng khám để về nhà. 

Chúng tôi đến nhà Thiếu tá Khánh - một căn nhà giản dị với đồ đạc trong nhà chủ yếu là của người bệnh sau khi khỏi bệnh, hay nhiều năm sau khi đi làm trở lại, kiếm được tiền đến cảm tạ anh. Anh Khánh bảo, điều mà anh đau đáu là tiền thuốc cho bà con.

Nếu được phong quân hàm Trung tá QNCN sớm thì anh sẽ trích tiền lương mua tiền thuốc cho bà con, không phải đi vận động tài trợ nữa. Được biết, anh Khánh đã chịu thiệt thòi khi 6 năm liền bị quên không được nâng cấp, nâng lương. 

Thiếu tá Khánh là điển hình tiên tiến của BĐBP TP. Đà Nẵng. Anh vinh dự được tham dự Đại hội Thi đua Quyết thắng BĐBP 5 năm (2014-2019) được Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức vào tháng 12/2019.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.