Thầy giáo quân hàm xanh cắm bản “gieo chữ”

Trung úy Vàng Lao Lừ hướng dẫn học viên tại lớp học xóa mù bản Co Muông. Ảnh: Thanh Thuận
Trung úy Vàng Lao Lừ hướng dẫn học viên tại lớp học xóa mù bản Co Muông. Ảnh: Thanh Thuận
(PLVN) - Nhiều năm miệt mài đưa con chữ đến bản làng vùng cao xa xôi, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, thầy giáo cắm bản - Trung úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Vàng Lao Lừ (30 tuổi) vinh dự là một trong mười “Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng” năm 2018.

Trung úy QNCN Vàng Lao Lừ - nhân viên Đội Vận động quần chúng (VĐQC), Đồn Biên phòng (BP) Mường Lạn, BĐBP Sơn La (31 tuổi, là người dân tộc Mông) sinh ra và lớn lên ở xã Mường Lựm (Yên Châu, Sơn La). Trước khi phụ trách lớp học với 56 học viên là đồng bào dân tộc Mông ở bản Nong Phụ, xã Mường Lạn, thầy giáo cắm bản Vàng Lao Lừ đã mở lớp xóa mù chữ thành công cho 36 học viên ở bản Co Muông, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. 

Xã Mường Lạn tiếp giáp với Lào. Bản Co Muông (cách trung tâm xã Mường Lạn 18km) có 48 hộ với 315 khẩu hoàn toàn là người dân tộc Mông. Đây là một trong những bản vùng cao, xa xôi của xã, được “mệnh danh” là bản “năm không” (không điện lưới, không đường, không trường, không trạm y tế và không chợ), giao thông, đi lại khó khăn.

Từ nhiều năm qua, Đồn BP Mường Lạn thường xuyên tăng cường lực lượng bám địa bàn, giúp đỡ bà con nơi đây, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng và động viên người dân học chữ. 

Tháng 1/2017, Trung úy Vàng Lao Lừ phối hợp với chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Sốp Cộp khảo sát, mở 1 lớp xóa mù chữ tại bản Co Muông với 36 học viên (từ 13 - 38 tuổi) do anh đứng lớp dạy học. 

Lớp học được ghép bằng những tấm gỗ cũ, lợp mái pro xi măng và quây bạt xung quanh để chắn gió. Các học viên hầu hết là lao động chính trong gia đình, ban ngày lên nương, ban đêm mới đi học được. Lớp học phải tận dụng nguồn điện nước lúc được, lúc mất, không đủ chiếu sáng nên mỗi học viên đều mang theo đèn pin để chiếu sáng thêm.

Những “học sinh” đặc biệt này do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lấy chồng sớm, hoặc do tâm lý e ngại... nên đều chưa một lần đến trường. Để mang “cái chữ” đến cho học sinh vùng cao, thầy giáo quân hàm xanh Vàng Lao Lừ đã cắm bản, trở thành người con của bản làng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc để hiểu hơn về cuộc sống của dân bản và nói cho bà con hiểu lợi ích lâu dài của việc đến lớp sau mỗi mùa nương rẫy. 

Cả tuần thầy Lừ ở trong bản, chỉ cuối tuần anh mới lên xã, ghé về đơn vị, đi mua gạo và thức ăn mang vào bản dự trữ cho tuần tiếp theo. Ban ngày, anh tham gia làm vườn, tăng gia sản xuất, hướng dẫn bà con trồng trọt và chăn nuôi, buổi tối lên lớp dạy chữ cho bà con. Vàng Lao Lừ đã hướng dẫn nhân dân xây dựng và phát triển nhiều mô hình hiệu quả, như: Trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vệ sinh làng bản... 

Mong muốn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, chàng lính trẻ còn tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ cây giống, con giống, đồ dùng học tập... tặng hộ nghèo, gia đình người có công, học sinh nghèo học giỏi, với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng.

Từ tin báo của bà con, năm 2018, Trung úy QNCN Vàng Lao Lừ đã cung cấp 15 tin có giá trị cho đấu tranh các chuyên án, vụ án; tham gia phối hợp cùng lực lượng chức năng xử lý 9 vụ/12 đối tượng, góp phần quan trọng vào giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới.

Năm 2018, thầy Lừ đã giải cứu thành công học viên của mình - em Vàng Thị Sênh (18 tuổi, bản Co Muông, xã Mường Lạn) bị lừa bán sang Trung Quốc. Khi đang dạy xóa mù chữ tại bản Cò Muông, một hôm thấy Sênh không đến lớp, Trung úy Lừ hỏi em gái Sênh thì được biết Sênh có khách nên không đi học được.

Sang ngày hôm sau, người nhà Sênh đến báo từ hôm qua em không về nhà. Biết là có chuyện chẳng lành, Trung úy Lừ cùng gia đình em đi tìm Sênh ở nhà người thân nhưng không thấy. Sau khi gọi điện cho Sênh nhiều lần nhưng không có người nghe máy, anh trai Sênh vẫn tiếp tục gọi, thì có một người đàn ông lạ nghe máy và nói rằng “lấy Sênh về làm vợ”.

Qua tìm hiểu thông tin từ những học viên trong lớp học, thầy giáo Lừ biết 2 đối tượng lạ mặt dẫn chị Sênh đi là người Yên Bái. Anh đã liên hệ được với chị dâu của 1 trong 2 đối tượng này và được biết đối tượng đã bỏ nhà đi lang thang từ rất lâu rồi.

Phán đoán Sênh bị lừa bán nên ngay lập tức, Trung úy Lừ gọi điện về đơn vị để báo cáo chỉ huy và thông báo cho các cơ quan chức năng, tổ chức ngăn chặn đối tượng đưa Sênh qua biên giới. Sau khi truy tìm ở các tuyến đường, bến xe, các đơn vị chức năng giải cứu thành công Sênh khi em đang bị các đối tượng đưa đến bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) để lên Lào Cai bán qua biên giới.

Với sự nỗ lực không ngừng của thầy Lừ, chỉ trong một thời gian ngắn, 36 học viên đầu tiên đã “tốt nghiệp” xóa mù chữ, 100% đều đọc thông, viết thạo, tính được những phép toán đơn giản. Đầu năm 2018, Vàng Lao Lừ tiếp tục khảo sát và mở lớp học xóa mù chữ tại bản Nong Phụ, với 56 học sinh. Ngoài ra, anh cũng nuôi dạy 5 cháu có hoàn cảnh khó khăn do đơn vị nhận nuôi. Với những đóng góp đó, Trung úy Lừ vinh dự cũng là một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2018.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...