Những sự thật chưa từng tiết lộ về Sơn Tùng M-TP

Những sự thật chưa từng tiết lộ về Sơn Tùng M-TP
Bố mẹ Sơn Tùng M-TP đã tiết lộ những sự thật chưa từng được biết đến quanh nam ca sĩ sinh năm 1994 này.
Ngày 5.12 tới đây, dự kiến liveshow Ambition - Chuyến bay đầu tiên của Sơn Tùng M - TP sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. Chúng tôi đã tới gia đình nam ca sĩ tại thành phố Thái Bình để nghe những câu chuyện tuổi thơ, niềm đam mê với âm nhạc và cả những lo lắng rất đời thường của một ca sĩ được nhiều người yêu mến.
Biết hát từ năm 2 tuổi
Căn nhà 3 tầng bài trí đơn giản trên phố Trần Hưng Đạo vừa là nơi sống cũng là cửa hàng bán quần áo của ông Nguyễn Đức Thiện và bà Phạm Thị Thanh Bình, bố mẹ Sơn Tùng M -TP. Theo lời chia sẻ của bố mẹ Sơn Tùng, Tùng bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ năm 2 tuổi và có tình cảm đặc biệt với xứ sở kim chi từ năm học lớp 6.
Bố mẹ và em trai Nguyễn Việt Hoàng của Sơn Tùng M-TP - Ảnh: Lê Nam
Bố mẹ và em trai Nguyễn Việt Hoàng của Sơn Tùng M-TP - Ảnh: Lê Nam 
“Tôi nhớ năm Sơn Tùng 2 tuổi, bố thường xuyên đi làm xa, nhà chỉ còn 2 mẹ con, tôi thích xem phim Hàn Quốc, Sơn Tùng hay ngồi trong lòng mẹ để xem, sau đó, Tùng thuộc lòng tất cả những bản nhạc trong phim và hát lại bằng giọng ê a của mình. Tới khi biết nói, Tùng hát suốt ngày. Ngày đó nhà tôi ở trong một khu tập thể. Các bác hàng xóm rất thích mỗi buổi tối sang nhà tôi, nhìn Sơn Tùng bé lẫm chẫm tay cầm chiếc hộp nhựa làm micro và hát véo von”, bà Bình nói về con trai.
Bà Bình cũng cho biết, Sơn Tùng tới sinh hoạt ở Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Thái Bình từ năm lớp 3, đây cũng là thời gian Sơn Tùng được học đàn organ. Lớp 6, Tùng từng tuyên bố dõng dạc sẽ phải sang Hàn Quốc để gặp thần tượng, đó là một nữ diễn viên khả ái trong một bộ phim truyền hình dài tập!
“Từ ngày còn nhỏ, Tùng thích hát, nhưng biết tính bố mẹ luôn mong con phải học giỏi sau đó mới tính đến chuyện ca hát, Tùng đều thu xếp bài vở xong mới đóng chặt cửa phòng tự luyện thanh, học đàn, học hát. Nhiều khi 1 giờ sáng chúng tôi còn nghe tiếng đàn từ phòng con trai vọng sang”, bà Bình kể.
“Sau này, khi Sơn Tùng biết sáng tác, trở thành ca sĩ, có sáng tác nào của Sơn Tùng cô chú được tiết lộ trước không?”, chúng tôi hỏi bố mẹ Sơn Tùng. “Không, Tùng làm việc lặng thầm một mình. Chỉ có một lần, thi thoảng con trai hay hỏi chúng tôi về Thái Bình, những đặc sản ở đây là gì. Tùng bảo với em trai là sẽ có một món quà bất ngờ tặng bố mẹ vào một buổi tối và nói chúng tôi mở ti vi, đó là chương trình The Remix - Hòa âm ánh sáng, Sơn Tùng hát bài Thái Bình mồ hôi rơi, có hình ảnh của cha đi làm xa, mẹ ngóng trông”, ông Nguyễn Đức Thiện bồi hồi.
“Câu hát Xuân chỉ về khi con nghe thấy tiếng xe quen thuộc trong Thái Bình mồ hôi rơi khiến chúng tôi xúc động. Những năm tháng Sơn Tùng còn nhỏ, tôi làm lái xe chở hàng tuyến Sơn La - Thái Bình, xa nhà biền biệt, có khi tối 30 Tết mới có mặt ở nhà. Nghe tiếng xe phanh kít trước cửa, mẹ con Tùng chạy ra đón bố, lúc đó mùa xuân mới đến ngôi nhà của chúng tôi”, ông Thiện nhìn ra khung cửa.
“Tôi buồn khi mọi người nói con là đạo nhạc"
Bà Phạm Thị Thanh Bình chia sẻ, có con là một ca sĩ nổi tiếng không phải chỉ có niềm vui và hãnh diện. Đi cùng đó là bao nhiêu nỗi lo, nhất là showbiz từ trước đến nay vẫn đầy rẫy bao nhiêu thị phi, cám dỗ.
“Tôi buồn khi mọi người nói con là đạo nhạc, đạo thời trang, phong cách của người khác. Âm nhạc thì giới chuyên môn đã đưa ra khẳng định Tùng không đạo bất cứ thứ gì của ai. Còn thời trang, phong cách của Sơn Tùng bây giờ đã được tôi định hình từ khi Sơn Tùng là cậu bé lớp 3, khi Sơn Tùng bắt đầu đi biểu diễn ở Cung văn hóa thiếu nhi, ở trường, thành phố. 
Tôi may từng bộ quần áo cho Tùng cho mỗi ca khúc khác nhau, tôi đeo khuyên tai cho Tùng, tìm cả những chiếc vòng nhiều màu cho Sơn Tùng để phù hợp với bài hát con thể hiện. Phong cách mũ lệch, quần yếm, hay những chiếc áo vest dài, Tùng đã mặc từ năm học lớp 4”, bà Phạm Thị Thanh Bình giãi bày.
Ông Nguyễn Đức Thiện, bố của Sơn Tùng M -TP lấy hình ảnh của con trai làm ảnh trên màn hình điện thoại
Ông Nguyễn Đức Thiện, bố của Sơn Tùng M -TP lấy hình ảnh của con trai làm ảnh trên màn hình điện thoại 
Điều bất ngờ, bà Bình chính là stylist, người trang điểm cho Sơn Tùng suốt từ những năm ca hát đầu đời cho đến cả lần xuất hiện đầu tiên của Sơn Tùng trên sân khấu Bài hát yêu thích tại Hà Nội năm 2012.
Ông Nguyễn Đức Thiện, cha Sơn Tùng cho hay, ông biết Sơn Tùng rất buồn khi những cố gắng, nỗ lực của mình bị phủ nhận, nhưng Tùng bản lĩnh, nam ca sĩ không bao giờ kể những nỗi buồn cho bố mẹ nghe, than thở với bố mẹ về những khó khăn đang gặp phải.
“Chúng tôi đọc báo và biết con bị chê là là đạo nhạc, giới tính lệch lạc, đạo phong cách. Chúng tôi gọi điện, động viên con, đừng vì những lời nói đó mà nản chí, cứ đi theo con đường mình đã chọn”, ông Thiện chia sẻ.
Bản thân ông Thiện từng ngăn cản Sơn Tùng đi theo con đường ca hát, ông muốn con trai thi đỗ đại học và chỉ hát khi có một sự nghiệp ổn định. Thậm chí, khi được nhạc sĩ Nguyễn Cường đề cử bài hát Cơn mưa ngang qua trong chương trình Bài hát yêu thích, ông Thiện đang đi công tác vẫn gọi điện về, không đồng ý để Sơn Tùng lên sóng truyền hình trực tiếp vì thấy con vẫn còn chưa cứng cáp.
Cha mẹ của giọng ca Chắc ai đó sẽ về chia sẻ thành thật với Thanh Niên, cảm giác bây giờ của ông bà, khi liveshow đầu tiên của con trai lớn sắp diễn ra, là “rất lo lắng”.
“Nhiều ca sĩ lớn đã có kinh nghiệm nhiều năm ca hát, một lượng khán giả ổn định, họ còn ngại làm liveshow, vì kinh phí, hoặc lo ngại, nếu không thành công rất dễ khiến ca sĩ đó hụt hẫng, mất điểm trong khán giả. Tuy nhiên, Tùng nói đó là ước mơ và lý tưởng, khát khao của con, chúng tôi ủng hộ và chờ đợi con thể hiện”, ông Thiện chia sẻ chân thành.

Em trai Sơn Tùng muốn trở thành nhà báo để bảo vệ anh

Bố Sơn Tùng M - TP từng làm nhiều công việc trước khi kinh doanh quần áo tại nhà, ông có thể chơi thành thạo 7 loại nhạc cụ. Mẹ Sơn Tùng từng công tác tại đoàn chèo Thái Bình, bà có thể chơi guitar. Em trai Sơn Tùng là Nguyễn Việt Hoàng, đang là học sinh lớp chuyên địa trường THPT Chuyên Thái Bình cũng là một hot boy được cư dân mạng săn lùng với gương mặt điển trai và khả năng ca hát.

Nguyễn Việt Hoàng chia sẻ, anh muốn sau này trở thành nhà báo để viết những bài báo bênh vực anh trai, một ca sĩ có khả năng, luôn lao động tâm huyết nhưng thường nhận được những luồng dư luận trái chiều khiến anh bị tổn thương.

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.