Những quốc gia đón Tết Nhâm Dần 2022 cùng Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tết Nguyên đán được tổ chức ở nhiều nước Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia… Tùy theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hóa Tết, song vẫn có những điểm tương đồng quen thuộc với người Việt.

Hàn Quốc

Seollal là tên gọi Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc, một trong hai ngày Tết lớn nhất ở nước này cùng với Tết Trung thu. Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền vào ngày 1/1 âm lịch hằng năm. Đây cũng là dịp đặc biệt để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ thành viên trong gia đình.

Trong những ngày Tết truyền thống, người Hàn Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người.

Trò chơi dân gian cổ truyền phổ biến nhất trong dịp lễ Seollal là Yutnori, tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam, các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ (thay cho các viên xúc xắc). Ngoài ra còn có các trò chơi khác như Jegi-chagi (trò chơi đá cầu), Neoltwiggi (trò chơi bập bênh), Tuho (trò chơi ném mũi tên), và Yeon-naligi (trò chơi thả diều)…

Trung Quốc

Tết Nguyên đán còn được gọi là ChūnJié hay Lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc, được biết rộng rãi với các nước phương Tây là Chinese Lunar New Year. Lễ hội này có thể kéo dài đến 16 ngày, từ ngày trăng non đầu tháng đến rằm tháng Giêng âm lịch.

Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên Đán đã xuất hiện ở nước này từ cách đây hơn 4.000 năm. Khi vua Thuấn trở thành hoàng đế, ông đã thực hiện cúng tế trước trời đất. Ngày đó được xem là ngày đầu tiên của mỗi năm - mồng 1 tháng Giêng. Kể từ đó, cứ đến ngày này mỗi năm, người dân đều tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào đón năm mới hạnh phúc, an khang. Tục lễ này được lưu giữ kể từ thời cổ đại đến ngày nay.

Ở đất nước Trung Quốc đều có một phong tục là dán thần giữ cửa để trừ quỷ. Họ cũng có lì xì đầu năm và thói quen chúc tết, thậm chí có quan niệm tắm rửa bằng một loại cây đặc biệt. Các món ăn truyền thống ăn vào ngày Tết như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước… đều mang theo ý nghĩa nhất định; ví như bánh sửi cảo có nghĩa là “thời khắc chuyển giao”, hoành thánh mang hàm nghĩa “đầu tiên”, ăn mì có ý nghĩa “trường thọ”…

Singapore

Quốc đảo Sư Tử là một trong những nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Tuy nhiên, Singapore có cộng đồng người Hoa lớn nên Tết Nguyên đán của họ được tổ chức rất giống ở Trung Quốc.

Người Singapore cũng đón năm mới vào ngày 1/1 Âm lịch. Trước đó, họ cũng có phong tục dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đường phố, cúng ông Táo chầu trời, mâm cơm sum họp đầu năm và lì xì.

Nếu như người Việt Nam trang trí mâm ngũ quả ngày Tết, thì người Singapore lại ưa chuộng quýt và dứa hơn. Theo tiếng Quảng Đông, quýt có màu cam rực rỡ và mang ý nghĩa sung túc. Còn theo tiếng Phúc Kiến thì dứa giống với từ “vượng lai”, nghĩa là phú quý.

Do đó, vào những ngày đón năm mới người Singapore không trưng hoa đào, hoa mai mà chọn cây quýt để trang trí nhà cửa và nơi làm việc. Người Singapore còn tặng quýt cho người thân và bạn bè để chúc tài lộc, may mắn. Bên cạnh đó, họ còn có phong tục tặng đồ đôi hoặc số chẵn nhưng kiêng số 4 xui xẻo. Nếu tặng quà lì xì cũng sẽ theo cặp và bỏ trong bao đỏ kèm theo socola.

Vào ngày Tết người dân quốc đảo cũng nấu các món ăn truyền thống như Yumcha (điểm tâm gồm bánh bao, dimsum, bánh cuốn, thịt viên, bánh ngọt…) và gỏi Yusheng (gỏi đu đủ, khoai môn bào sợi, cá hồi…).

Indonesia

Là một đất nước có số dân theo Đạo hồi lớn nhất thế giới, nhưng năm mới âm lịch cũng là ngày lễ quốc gia của Indonesia, được gọi là Imlek. Từ năm 2003, Tổng thống Megawati Soekarnoputri đã tuyên bố Tết Nguyên đán là ngày lễ quốc gia của đất nước này sau khi lễ hội này bị cấm trong nhiều năm.

Một điều thú vị của Imlek là cộng đồng người gốc Trung Hoa tại Indonesia dù theo tôn giáo nào, kể cả Đạo hồi cũng đón ngày lễ này. Không khí năm mới được cảm nhận rõ nhất tại các đền chùa Phật giáo và các khu vực có người gốc Hoa sinh sống.

Ngày Tết, người Indonesia thường ăn bánh “lontong” - loại bánh được chế biến từ bột gạo nếp, đường nâu và gừng để cúng gia tiên nhằm cầu mong sự may mắn. Bánh lontong (bánh gạo) thường được ăn cùng với thịt gà nấu với nước dừa, rau nấu với nước dừa, trứng luộc...

Còn tại các đền chùa, người ta thực hiện nghi lễ tắm tượng, phóng sinh và cúng bái.

Đọc thêm

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm
(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.