Tân Xuân, kể chuyện Bộ đội Trường Sơn làm kinh tế

Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn: "Bộ đội Trường Sơn là một "thương hiệu" vô giá!".
Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn: "Bộ đội Trường Sơn là một "thương hiệu" vô giá!".
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngoài lịch sử, truyền thống và niềm tự hào, 4 chữ “Bộ đội Trường Sơn” đang là thương hiệu lớn, một lợi thế cạnh tranh của Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn trên thị trường xây lắp và lĩnh vực đầu tư hạ tầng...

Đâu có công trường lớn, ở đó có Trường Sơn

Giới thầu xây lắp hay nói vui “giờ, ở đâu có khởi công, khánh thành thì ở đó có Trường Sơn”. Trường Sơn nay không chỉ làm đường, thi công trình thủy lợi, thủy điện mà đã tham gia vào các công trình có độ khó, sự khắt khe cao như sân bay, cảng biển…

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đã, đang “sắm vai” là nhà đầu tư tại một số dự án BT, BOT dọc theo những tỉnh, thành nơi có con đường Trường Sơn huyền thoại đi qua.

“Thi công, mở đường là truyền thống của Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày đất nước thống nhất và cho tới bây giờ, thi công đường bộ vẫn là ngành nghề chủ lực của Trường Sơn, nhưng chúng tôi đã từng bước đa dạng hóa lĩnh vực để có thể phát triển, đứng vững trên thị trường, với những bước đi chắc chắn, kỷ luật như phẩm chất của người lính”, Đại tá, TS.Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn nói.

-PV: Những bước đi chắc chắn và kỷ luật như phẩm chất người lính ở đây là gì, thưa Đại tá?

Các công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (khởi công năm 1979), Sơn La, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, và mới đây là các dự án mở rộng Thủy điện Hòa Bình, Ialy… đã và đang được Trường Sơn tham gia thi công là những dẫn chứng rõ nhất cho thấy Bộ đội Trường Sơn đã bắt nhịp, thích ứng được với thị trường xây lắp đa lĩnh vực bên cạnh việc thi công công trình đường bộ truyền thống của Trường Sơn suốt 40 năm qua.

Ngoài ra, từ Bắc chí Nam đều có dấu ấn của Bộ đội Trường Sơn trên các công trình thủy lợi lớn như hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình), đập ngăn mặn sông Hiếu (Quảng Trị), hồ chưa nước Ea H leo 1 (Đắk, Lắk)…

“Tại lễ chặn dòng, tích nước thủy lợi Ea H leo, tôi đã thẳng thắn nói rằng, chỉ có tinh thần của những người lính mới làm được điều đó. Vì với giá bỏ thầu thấp, thì chỉ có sự quyết tâm vượt nắng, thắng mưa không ngại sớm trưa của những người lính thợ và tính kỷ luật của quân đội mới giúp nhà thầu Trường Sơn thay đổi được cục diện trên công trường này”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp

Thực tế cho thấy, chúng tôi đã làm từ việc nhỏ đến việc lớn; kiên trì tích lũy kinh nghiệm thi công xây lắp và căn cơ trong công tác tài chính, hậu cần để sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đến thời điểm này, doanh thu các công trình thủy lợi, thủy điện đã chiếm hơn 30% doanh thu của doanh nghiệp.

Tập đoạn Điện lực Việt Nam, Bộ NN&PTNT và các địa phương đánh giá cao năng lực thi công của nhà thầu Trường Sơn trên các công trình dự án trọng điểm do các đơn vị này làm chủ đầu tư.

-PV: Ngoài thủy lợi, thủy điện, Trường Sơn đã thử sức mình ở lĩnh vực nào mới hơn, khó hơn?

Có những công trình Trường Sơn mới tham gia, và cũng đã khẳng định được “màu cờ sắc áo” của mình. Nhưng thực tế ngoài công trường thì rất áp lực, bởi những đòi hỏi rất cao về chất lượng và tiến độ.

Tôi ví dụ công trình cải tạo, nâng cấp đường lăn, đường cất hạ cánh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Trường Sơn cùng với liên danh của mình được Bộ GTVT giao thi công. Đây là công trình thực hiện trong điều kiện vừa thi công, vừa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động khai thác bay, nên mọi thứ phải rất chi tiết, bài bản...Đến nay, công trình đã hoàn thành, kịp phục vụ hoạt động vận tải dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Ngoài ra, chúng tôi còn tham gia vào giai đoạn 1 Dự án Sân bay Long Thành và sắp tới là Dự án Sân bay Phan Thiết… Trên thực tế, nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng sân bay, cảng biển tại các địa phương đang rất lớn nên Trường Sơn sẽ tập trung nguồn lực thi công các loại công trình này, đặc biệt là công trình hàng hải trên cơ sở những kinh nghiệm đã tích lũy được sau khi đã hoàn thành công trình Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang).

Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là đơn vị chủ lực thi công Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là đơn vị chủ lực thi công Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

-PV: Trường Sơn đang ngày một lớn mạnh, nhưng vẫn được biết đến nhiều hơn trong vai trò một nhà thầu, trong khi nhiều doanh nghiệp không chỉ làm nhà thầu xây lắp mà còn tham gia vào lĩnh vực phát triển hạ tầng trong “vai” nhà đầu tư. Dự tính sắp tới của Trường Sơn là gì, thưa Đại tá?

Với đặc thù là một doanh nghiệp quốc phòng an ninh, chúng tôi luôn ý thức nhiệm vụ chính trị của mình là cùng lúc phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế tại địa bàn đứng chân.

Ngoài vai trò là một doanh nghiệp thi công xây lặp hạ tầng các công trình quân sự và dân sự, thời gian qua Trường Sơn cũng đã tích lũy đầu tư tại một số dự án như: BT cao tốc La Sơn - Túy Loan, BOT QL1 Quảng Trị và hiện tại đang triển khai các thủ tục để triển khai dự án BOT cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, trị giá hơn 11.000 tỷ đồng trong liên danh với một số nhà đầu tư khác.

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, Trường Sơn xem xét vấn đề đầu tư trên tinh thần thận trọng, nhưng khi cần cũng nhanh chóng, linh hoạt để không bỏ phí cơ hội phát triển.

Các đơn vị thành viên của Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công cao tốc Bắc-Nam phía Đông (đoạn Mai Sơn-QL45)

Các đơn vị thành viên của Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công cao tốc Bắc-Nam phía Đông (đoạn Mai Sơn-QL45)

“Chất lính” đã nói là làm!

-PV: Ngoài kinh nghiệm lâu năm về xây lắp hạ tầng, cái tên Trường Sơn - doanh nghiệp quân đội sẽ là một lợi thế lớn với "Tổng" Trường Sơn khi “thi thố” với các doanh nghiệp dân sự khác trên thị trường, thưa Đại tá?

Trên thị trường xây lắp, Trường Sơn tham gia một cách bình đẳng, đúng quy định của pháp luật, và thực tế các chủ đầu tư dự án ở các Bộ, ngành, địa phương khi lựa chọn nhà thầu cũng không có một sự phân biệt, ưu ái nào giữa doanh nghiệp quân đội hay dân sự. Ai đảm ứng yêu cầu kỹ thuật, tài chính thị được chọn.

Nhưng cũng phải nói rằng, truyền thống trên 60 năm của "Bộ đội Trường Sơn” đã cho chúng tôi một thương hiệu vô giá. “Tên tuổi” của chúng tôi được đối tác tin tưởng bởi tính kỷ luật và quyết tâm cao độ trong lao động, sản xuất.

“Chất lính” đã nói là làm! Kỷ luật nghiêm minh cộng với dân vận khéo ở những địa bàn đơn vị đứng chân đã giúp Trường Sơn giải quyết nhanh, gọn những việc khó liên quan giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công nhiều dự án. Dần dà những yếu tố đó đã tạo thành nét riêng thương hiệu “Trường Sơn”, một sự thuyết phục rất tự nhiên đối với các chủ đầu tư dự án.

Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công đường tuần tra biên giới

Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công đường tuần tra biên giới

-PV: Thưa Đại tá, truyền thống là một phần rất quan trọng nhưng Trường Sơn sẽ không thể lớn lên và bắt kịp được với thị trường nếu chỉ ngồi tự hào về truyền thống năm xưa của mình?

Chúng tôi xác định Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn có những giá trị cốt lõi đó là: Con người, tài chính, máy móc thiết bị và truyền thống của Bộ đội Trường Sơn.

Vì thế, chúng tôi phải có trách nhiệm giáo dục truyền thống các bậc cha anh đi trước mở đường với cán bộ chiến sỹ của mình hôm nay. Nhưng trong kinh doanh thì cần phải nhanh nhạy và đặc biệt là phải có sự đầu tư đúng mức cho nguồn nhân lực.

Trường Sơn luôn “săn đón” những kỹ sư giỏi ở những trường khối ngành kỹ thuật, xây dựng về đầu quân cho mình, rồi tạo điều kiện cho họ phát triển, được hưởng chế độ sỹ quan trong doanh nghiệp, cùng những chính sách hậu phương quân đội nhân văn… để họ yên tâm cống hiến. Đến thời điểm này, đơn vị đã có một nguồn nhân lực tốt, với khoảng 1.500 kỹ sư.

Ngoài ra, Trường Sơn cũng mạnh tay đầu tư các dây chuyền thiết bị phục vụ thi công công trình đặc thù trên bờ, dưới nước. Tại những công trình trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Trường Sơn sử dụng nhiều thiết bị mới, hiện đại để xây lắp…

Chúng tôi tin rằng, những yếu tố nói trên nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức thì Trường Sơn sẽ tròn vai là một doanh nghiệp quốc phòng an ninh.

-PV: Trân trọng cảm ơn Đại tá và chúc Trường Sơn tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong năm mới!

Năm 2021, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng đến thời điểm này, Trường Sơn đã “dự trữ” được nguồn việc làm cho năm 2022 và 2023 tương đương 14.000 tỷ đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Sơn tiếp tục khẳng định vai trò là một doanh nghiệp quốc phòng an ninh vững mạnh; từng bước vươn ra thị trường xây lắp tại các nước Lào, Campuchia; tiếp tục liên danh với các nhà thầu Nhật Bản và các nhà thầu lớn trong nước để thi công các công trình hạ tầng.

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu. (Ảnh minh hoạ: T.Bình)

Ngành Hải quan: Thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng gần 9% so với cùng kỳ

(PLVN) -  Theo số liệu sơ bộ của Cục Hải quan (Bộ Tài chính), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa trong tháng 2 đạt 63,77 tỷ USD, tăng 0,8% (tương ứng tăng 519 triệu USD) so với tháng trước. Trong đó, XK đạt 31,11 tỷ USD, giảm 6,3% (tương ứng giảm 2,08 tỷ USD) và trị giá NK đạt 32,66 tỷ USD, tăng 8,6% (tương ứng tăng 2,6 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2025 thâm hụt 1,55 tỷ USD.

Đọc thêm

Tính đến cả trường hợp suy thoái kinh tế thế giới khi xây dựng kịch bản tăng trưởng

Cập nhật kịp thời các kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm có những tín hiệu tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cho mục tiêu tăng trưởng của cả năm, do đó, cần cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp giả định suy thoái kinh tế thế giới để có đối sách kịp thời.

Cần cân nhắc thật kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (TTĐB) dự kiến sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội tháng 5/2025. Nhiều ý kiến đóng góp từ các Bộ, ngành và đơn vị, doanh nghiệp liên quan đã được gửi đến cơ quan soạn thảo và Quốc hội, trong đó kiến nghị cần cân nhắc thật kỹ lộ trình thực hiện.

Luật Dữ liệu tác động đến các 'ông lớn' công nghệ

Xây dựng Luật Dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Luật Dữ liệu 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý dữ liệu tại Việt Nam, đặt ra những quy định mới về thu thập, lưu trữ, bảo vệ và chia sẻ dữ liệu số. Các quy định này sẽ tác động đến tất cả tập đoàn công nghệ lớn và các nền tảng kỹ thuật số quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Trung tâm Dữ liệu Quốc gia bảo vệ và phát huy tài nguyên dữ liệu

Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an trao Quyết định thành lập Trung tâm Dữ liệu Quốc gia. (Ảnh: cand.com.vn).
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, trong đó có việc xây dựng Trung tâm Dữ liệu Quốc gia như một đầu mối tập trung, quản lý và điều phối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế
(PLVN) - Chiều 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư” (Gặp gỡ 2025).

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
(PLVN) - Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer tại Mỹ. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có Chính quyền mới.

Phát triển AI và bán dẫn: Việt Nam có đang nắm bắt cơ hội "4.000 năm có một"?

Toàn cảnh Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  AI và bán dẫn đang tạo ra cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực trẻ và chính sách khuyến khích đầu tư, Việt Nam có tiềm năng thu hút các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để Việt Nam thực sự “vươn mình”, bài toán về nhân lực chất lượng cao và hạ tầng công nghệ cần được giải quyết.