Những nguyên nhân bạn dễ stress vào mùa đông

Những nguyên nhân bạn dễ stress vào mùa đông
(PLO) - Thích cuộn mình trong chăn thay vì vận động, bận bịu kế hoạch cuối năm, lo lắng về tiền bạc... là những nhân tố khiến mọi người thêm ủ ê khi trời vào đông và cũng là dịp các ngày lễ cuối năm.
Trời trở lạnh và ánh sáng ban ngày giảm đi khiến mọi người thường đổ lỗi cho thời tiết là tác nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Tuy nhiên, theo Fox News, còn nhiều nguyên nhân khác khiến tâm trạng xuống dốc vào thời điểm này trong năm.

1. Ít vận động


Khi nhiệt độ bắt đầu giảm và cơn lạnh ùa về, mọi người thích cuộn mình trong chăn hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, những bài tập thể dục có tác dụng đáng kể tới tâm trạng con người.

Nhà tâm lý học John Sharp từ ĐH Havard (Mỹ), tác giả cuốn The Emotional Calendar cũng khuyến nghị vận động thường xuyên khiến tinh thần phấn chấn hơn. Chỉ cần thực hiện một phần bài tập ở cường độ bất kỳ cũng có thể giúp bạn gia tăng tình cảm tích cực và giảm đáng kể những suy nghĩ tiêu cực.

2. Lo lắng về tiền bạc

Đông về cũng là lúc mọi người bắt đầu chuẩn bị cho mùa lễ hội. Lo lắng chi phí cho những ngày lễ sẽ ngốn phần lớn ngân sách khiến bạn dễ trở nên bực bội.

Lời khuyên của John Sharp cho tình huống này chính là cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua bất cứ món đồ gì. Một món quà handmade sẽ có ý nghĩa và tiết kiệm hơn so với món đồ đắt tiền không cần thiết. Ngân sách của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, bởi vậy, hãy sử dụng một cách khôn ngoan và hợp lý để không tự "giết" mình.

3. Quay cuồng cùng những nghĩa vụ với gia đình  

Mùa lễ hội chính là dịp gia đình sum họp. Tất nhiên, đây sẽ là khoảng thời gian ý nghĩa và nhiều niềm vui, nhưng cũng mang lại không ít stress và rắc rối khó chịu.
Bạn hoàn toàn có khả năng ngăn chặn những phiền toái và mệt mỏi không đáng có bằng cách lịch sự từ chối những lời mời tụ tập của người mình không thích, nói rằng bạn muốn bắt đầu truyền thống kỷ niệm ngày lễ ngay tại nhà. Và nếu bất đắc dĩ ngồi bên người họ hàng luôn làm bạn phát điên, hãy dũng cảm đối diện, hít thở thật sâu trước khi bắt đầu câu chuyện. Đó chính là biện pháp tốt để giảm căng thẳng và giúp bạn bình tĩnh, đã được chứng minh bởi nghiên cứu từ ĐH Y khoa Havard, Mỹ.

4. Ăn uống không hợp lý


Theo Jane Ehrman, chuyên gia nghiên cứu hành vi tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ), vào mùa lễ hội, ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ và bỏ qua thực đơn khoa học quen thuộc hàng ngày sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng.

Giải pháp cho vấn đề này chính là tăng cường trái cây, rau củ và thịt nạc vào ban ngày nếu phải tham dự buổi tiệc tối vào hôm đó. Các chất xơ, chất chống oxy hóa và protein sẽ giúp bạn nạp thêm năng lượng, giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo và cân bằng.
5. Uống rượu bia quá nhiều

Những cuộc liên hoan mùa lễ hội làm tăng mức tiêu thụ rượu bia và làm cơ thể mệt mỏi hơn bình thường. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Alcohlism cho thấy, tình trạng say xỉn khiến con người ngủ nhanh hơn nhưng lại không giúp cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Vẫn biết rằng khi dự tiệc, rất khó để kiểm soát lượng rượu bia mình uống nhưng hãy cố gắng đề ra nguyên tắc rõ rằng cho bản thân để bảo đảm sức khỏe.

6. Bận bịu với quá nhiều kế hoạch

Cuối năm là thời điểm đặc biệt nhạy cảm với hàng nghìn công việc và nghĩa vụ sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng stress và kiệt sức.

Theo Jane Ehrman, khi thấy hân hoan vui vẻ vì một việc nào đó bị hủy bỏ và không còn phải thực hiện có nghĩa là bạn đang gồng mình làm quá nhiều việc. Hãy mạnh dạn bỏ đi những việc không cần thiết để giảm thiểu stress cho bản thân.

7. Ngại tiếp xúc với mọi người
Trời lạnh và kẹt xe là những cái cớ hoàn hảo bạn dùng để hủy bỏ cuộc hẹn ăn tối và nằm dài ở nhà vì lười biếng. Một nghiên cứu hực hiện trên 33.000 người đăng trên tập san Clinical Psychiatry nhận thấy, việc cách ly bản thân với thế giới bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.


Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.