Những hiểu lầm tai hại của người dân về sốt xuất huyết

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, Hà Nội đã đặt báo động đỏ, da cam, vàng với các quận, huyện là trọng điểm của dịch như Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân. 

Được biết, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 90.000 ca SXH được ghi nhận, trong đó 24 ca tử vong. Riêng tại Hà Nội, trong tuần vừa qua ghi nhận 3.524 trường hợp (giảm 54 trường hợp so với tuần từ 6 -13/8).

Các chuyên gia y tế cho biết, vi rút gây SXH có 2 khả năng lây truyền. Một là vi rút ra tuyến nước bọt của muỗi và truyền cho người khác khi đốt. Đường lây truyền thứ hai là muỗi truyền vi rút sang trứng muỗi khi đẻ. Sau khi muỗi đẻ trứng nở thành loăng quăng lột xác thành muỗi thế hệ con, lúc này, muỗi đi đốt người sẽ truyền vi rút SXH cho người khác.

Mặt khác, muỗi Aedes còn có thể truyền vi rút trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Chính sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể giải thích tính bùng nổ tự nhiên của các vụ dịch với việc tìm thấy ít các số lượng muỗi cái trong ổ dịch.

Hiện nay, nhiều người dân hiểu không đúng về việc phòng tránh bệnh SXH, cụ thể là họ đã hiểu sai về môi trường sinh sôi nảy nở của loại muỗi vằn gây SXH này. Nhiều người vẫn nghĩ rằng họ sống gần các con sông ô nhiễm thì sẽ không thể diệt được muỗi và họ mắc bệnh cũng do sống gần con sông bẩn đó.

Họ không hề biết rằng, muỗi vằn truyền bệnh SXH không sinh sôi nảy nở ở nước bẩn. Do đó, nếu người dân quan niệm muỗi đẻ ở nơi bẩn, cống rãnh, chỉ chăm chăm khơi thông cống rãnh hôi thối, tù đọng thì hoàn toàn không phòng được bệnh SXH. Còn khi phun thuốc muỗi chỉ phun vào tường, bỏ qua đồ đạc trong nhà cũng không diệt được. Dòng sông nước đen đặc kia có sinh nhiều muỗi nhưng chỉ là những loại muỗi khác, không phải là muỗi vằn gây SXH. 

Theo các chuyên gia, thực tế muỗi vằn sinh sống, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, xong nồi, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, vỏ dừa đọng nước mưa…  

Trên thực tế, muỗi truyền SXH có đặc điểm ở trong các hộ gia đình, muỗi đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà. Do đó, nếu chỉ thực hiện phun hóa chất sẽ chỉ diệt được đàn muỗi trưởng thành, nếu không thực hiện việc diệt loăng quăng, bọ gậy trong dụng cụ chứa nước thì ngay hôm sau một đàn muỗi mới đã nở ra.

“Vừa rồi chúng tôi thống kê được có hơn 30 dụng cụ chứa nước trong hộ gia đình có lăng quăng, bọ gậy. Để diệt chúng, với những bể nước, chúng ta có thể thả cá, các bể nước ở công trình xây dựng có thể dùng hóa chất diệt. Thường xuyên thau rửa các chậu chứa nước. Muỗi truyền bệnh SXH thường đẻ ở mép nước nên có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ”, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết. 

Vừa rồi, Hà Nội đã thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy, phun hóa chất nhằm giảm nhanh mật độ muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ hộ gia đình thiếu hợp tác và vẫn chưa triển khai một cách triệt để. Có nhà chỉ cho cán bộ của phường vào phun thuốc diệt muỗi ở tầng 1, phòng khách mà không cho lên tầng trên, vào phòng ngủ. Nếu vậy thì muỗi ở các phòng chưa được phun sẽ lại bay xuống phòng dưới, không có khả năng diệt hết muỗi. Đồng thời nhiều nơi, diệt bọ gậy cũng còn một số hạn chế. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.