Những gương sáng pháp luật sẽ giúp pháp luật phát huy giá trị vật chất

Nhà báo Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa cho 3 khách mời tham dự tọa đàm.
Nhà báo Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa cho 3 khách mời tham dự tọa đàm.
(PLVN) - Tiếp theo thành công của buổi tọa đàm vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam vừa tiếp tục tổ chức tọa đàm về Chương trình bình chọn Gương sáng pháp luật để ghi nhận thêm những góc nhìn, quan điểm đặc sắc khác về việc đưa cảm hứng tuân thủ pháp luật đến toàn dân, lan tỏa những giá trị nhân văn trong thực thi pháp luật.

Buổi tọa đàm lần này có sự tham gia của GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp; PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và “siêu nhân không áo choàng” – anh Nguyễn Ngọc Mạnh, tài xế được vinh danh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh vì đã dũng cảm đỡ cháu bé rơi từ tầng 12B căn chung cư.

Tôn vinh sự hiện diện của pháp luật trong đời sống

Rất bất ngờ khi được mời đến tham dự tọa đàm, anh Mạnh tâm sự cuộc sống của anh và gia đình từ khi anh cứu cháu bé đã thay đổi rất nhiều, thậm chí trong thời gian đầu anh còn bị áp lực và vô cùng căng thẳng bởi nhận được quá nhiều sự quan tâm của mọi người. Với hành động dũng cảm của mình, anh Mạnh được Bảo tàng Hồ Chí Minh vinh danh và cán bộ Bảo tàng đề nghị anh tặng hiện vật để trưng bày. “Đổi” lại, anh chỉ xin cán bộ Bảo tàng một tấm ảnh Bác Hồ.

Trả lời câu hỏi phải chăng cuộc sống với anh không quan trọng vật chất, anh Mạnh cho hay anh chỉ nghĩ đơn giản rằng Bác Hồ là Người cho anh tự do nên anh muốn có ảnh Bác trong nhà. Hơn nữa, từ nhỏ, dù gia đình không quá giàu có nhưng bố mẹ vẫn cho anh cuộc sống ấm áp về vật chất. Ngoài ra, với anh bây giờ những điều mang đến giá trị về mặt tinh thần quan trọng hơn là vật chất, bởi thời bé anh rất nghịch ngợm, hay phá nên lớn lên rất sợ không được mọi người quý mến.

Đồng tình với quan điểm “pháp luật là cuộc sống, pháp luật hiện diện ở những con người cụ thể để làm sao pháp luật thôi thúc mỗi người hành động có ý thức, có trách nhiệm – không chỉ thực hiện những điều bắt buộc phải làm mà việc tuân thủ pháp luật sẽ dần hướng đến điều tốt, điều thiện”, GS.TS Hoàng Thế Liên phân tích kỹ hơn về hành động đẹp của anh Mạnh. Theo ông, pháp luật phản ánh cuộc sống, pháp luật điều khiển cuộc sống, đưa cuộc sống vào một trật tự chung vì lợi ích chung và vì lợi ích của mỗi người. Như vậy có thể thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên dù nhà làm luật có giỏi đến đâu, đưa ra quy định rất hay, rất phù hợp, dễ thực thi, có tính dự báo cao mà quy định pháp luật ấy không trở thành nhận thức chung của con người, cao hơn nữa là nhận thức về văn hóa công cộng để từ nhận thức trở thành hành vi xử sự phù hợp với quy định pháp luật của mỗi người, vì cuộc sống của người thực hiện và cộng đồng thì không thể biến quy định pháp luật thành sức mạnh vật chất được.

Chúng ta coi trọng đánh giá chất lượng của quy định pháp luật song nếu dừng ở đây thì chưa đủ bởi pháp luật không có mục đích tự thân mà pháp luật thông qua hành động của con người, của tổ chức để trở thành sức mạnh, qua đó tác động vào xã hội theo hướng phát triển, nhất là bản thân pháp luật có tính hướng thiện, chống lại ác. Bởi vậy, trong cuộc sống, khi thực hiện một hành vi xử sự nào đó thì có thể thuộc nhiều loại khác nhau như có người do “sợ” pháp luật mà làm, có người buộc phải làm – đều là đáng quý nhưng giá trị cao hơn cả sẽ là ở chỗ hành vi tuân thủ pháp luật ấy được làm tự giác, trở thành nét văn hóa của cuộc sống.

Do đó, những hành vi như anh Mạnh đã làm, dù anh cho rằng trong trường hợp này ai cũng sẽ làm giống anh, song tại sao chỉ có một người đứng lên làm thì hành vi ấy là vì cuộc sống chung của mọi người và gắn liền với bản lĩnh, đạo đức của con người, đặc biệt là văn hóa của con người. Theo ông, hành vi của anh Mạnh không chỉ thuần túy là tuân thủ pháp luật mà cao hơn là giá trị đạo đức, văn hóa trong con người và nếu chúng ta đánh giá được như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy cần thiết phải nhân rộng điển hình này để mọi người thấy được hành vi đẹp, dũng cảm trở thành tự nhiên, thành nét văn hóa.

Pháp luật phải thông qua hành vi của con người để trở thành sức mạnh

Bên cạnh hành động đẹp của anh Mạnh thì hình ảnh những bác sỹ tuyến đầu chống dịch thời gian qua cũng gây ấn tượng, sự xúc động mạnh cho mỗi người. Chia sẻ về điều này, PGS.TS Trần Đắc Phu còn cho biết thêm những công việc của đội ngũ y tế dự phòng thường rất thầm lặng và trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 thì công việc của đội ngũ đã được biết đến nhiều hơn.

Đặc biệt qua đợt bùng phát dịch lần thứ 4, nhất là ở TP HCM và một số tỉnh thành phía Nam, chúng ta đã thấm thía được rằng nếu làm dự phòng không tốt thì hệ thống y tế sẽ bị quá tải, số lượng tử vong sẽ nhiều lên. Thực tế đã xuất hiện nhiều tấm gương các chiến sỹ y tế dự phòng cống hiến thầm lặng trong thời gian chống dịch vừa qua. Ông Phu mong muốn sớm có Luật Y tế dự phòng để xây dựng hệ thống phát triển, giúp đội ngũ được làm việc, được cống hiến, yên tâm ổn định cuộc sống, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Ủng hộ mong muốn của ông Phu, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhấn mạnh, trên đời này thiếu bệnh viện, thiếu tòa án là rất nguy hiểm nhưng mọi người không nên đến bệnh viện, đến tòa là tốt nhất. Nghĩa là con người sống dự phòng, nền nếp sẽ bảo đảm con người khỏe mạnh, văn minh hơn việc sống dự phòng không tốt, bệnh tật nhiều hay ở nhiều nước, Tòa án hiện nay đang trở thành biểu tượng văn hóa như Tòa án Tối cao Mỹ chủ yếu đón khách du lịch, mỗi năm chỉ xét xử tầm 90 – 100 vụ. Dự phòng là vấn đề chiến lược mà Nhà nước cần giải quyết, cần phải có quy định pháp luật, chứ không thể kêu gọi lòng tốt và ý thức tự giác trước khi có pháp luật.

Không bàn về những gương sáng cụ thể nào, GS.TS Hoàng Thế Liên hoan nghênh sáng kiến của Báo Pháp luật Việt Nam trong việc tôn vinh các tấm gương trong thực thi pháp luật. Nhắc lại câu nói của Bác Hồ “vấn đề Tư pháp trong lúc này suy cho cùng là ở đời và làm người”, ông cho rằng pháp luật phải thông qua hành vi của con người để trở thành sức mạnh và đó là “đời”.

Hiện nay, pháp luật rất nhiều, rất tốt nhưng thực thi trong cuộc sống còn nhiều điểm chưa tốt. Vì vậy, thực thi pháp luật giữ vai trò quan trọng, dưới nhiều góc nhìn, tác động khác nhau hay những tấm gương như ông Phu, anh Mạnh và nhiều người đã tuân thủ pháp luật tốt song vượt lên để trở thành hành vi được xã hội ngưỡng mộ thì là vấn đề lớn, khi ấy họ trở về với bản ngã nhân văn của chính mình. Từ đó, ông mong rằng chúng ta sẽ phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống để tác động đến mọi người, để những ai chưa tốt sẽ nhìn vào họ mà làm theo, giúp pháp luật phát huy giá trị vật chất, thúc đẩy xã hội phát triển và sự văn minh của xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Đọc thêm

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý
(PLVN) - Văn hoá pháp luật là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới song lại hết sức cần thiết để tạo dựng niềm tin pháp luật trong quần chúng, là cơ sở thúc đẩy các hành vi hợp pháp, hợp lý. Nhằm làm rõ hơn khái niệm, bản chất, cấu trúc và vai trò xã hội của văn hoá pháp luật, sáng 14/11, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Văn hoá pháp luật”. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.