Những đứa trẻ “bán nụ cười lấy kẹo” ven đường núi

Cho kẹo, cho tiền trẻ em vùng cao trên đường du lịch có thể tạo ra những thói quen xấu, gây nguy hiểm và ảnh hưởng tương lai các em.
Cho kẹo, cho tiền trẻ em vùng cao trên đường du lịch có thể tạo ra những thói quen xấu, gây nguy hiểm và ảnh hưởng tương lai các em.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cho kẹo, cho tiền trẻ em vùng sâu, vùng xa một cách tự phát trên đường du lịch không chỉ không giúp khắc phục những khó khăn, đói nghèo mà còn gây nhiều hệ lụy tai hại cho cuộc sống hiện tại và tương lai các em.

Thói quen xấu trên đường du lịch

Có một hình ảnh mà du khách dễ dàng bắt gặp trên các cung đường đẹp như mơ ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Các em nhỏ dân tộc ngồi ven đường, cười vẫy tay chào người qua đường. Nhưng những hình ảnh thú vị và đáng yêu ấy dễ dàng biến thành một cuộc lộn xộn, ngay khi có một nhóm phượt nào đó dừng lại, rút quà bánh, tiền để phát cho các em.

Lúc này, không biết từ đâu, bọn trẻ bỗng ùa ra đông đúc. Và cuộc phát kẹo mỗi lúc một ồn ào, hỗn loạn, thậm chí còn gây ách tắc giao thông tạm thời tại khu vực.

Bất chấp các cảnh báo từ những người có kinh nghiệm du lịch miền núi phía Bắc lẫn từ chính quyền địa phương, nhiều năm nay, việc du khách cho kẹo, cho tiền các em nhỏ vẫn là hình ảnh khá quen thuộc.

Trong số đó, có không ít đoàn du khách, cư dân phượt cho kẹo, tiền trẻ con với mục đích chụp ảnh. Với du khách, chụp ảnh với những đứa trẻ dân tộc cùng những trang phục bản địa là một trong những điều làm họ thích thú trên chặng đường du lịch. Tương tự, nhiều phượt thủ kiêm nhiếp ảnh thường “săn” những bức ảnh với các em bé vùng cao.

Tuy nhiên, không biết từ lúc nào, một thói quen đã hình thành đối với đa phần những đứa trẻ vùng cao ven đường, đó là “muốn chụp ảnh thì phải trả tiền”, hoặc cho kẹo bánh. Để “được việc”, nhiều du khách, tay “săn” ảnh cứ thế chiều ý bọn trẻ, móc túi đưa tiền hoặc kẹo bánh, thức ăn. Từ đó, thói quen xấu này càng ăn sâu vào tâm thức chúng.

Cách đây vài năm, trong cộng đồng đã rộ lên những ý kiến phản đối việc cho tiền, bánh kẹo trẻ con vùng cao khi đi du lịch. Xuất phát từ hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội về một ô tô du khách đi ngang cung đường từ Đồng Văn về Yên Minh, Hà Giang đã liên tục vứt bánh kẹo xuống đường. Phía sau, một đám trẻ con vùng cao chạy í ới theo xe, tranh nhau nhặt bánh kẹo.

Những hình ảnh này đã được lan truyền với tốc độ nhanh chóng trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Dư luận lên án cách cho của những du khách này hết sức phản cảm, không chỉ không tôn trọng trẻ con, lại có thể gây ra những nguy hiểm do tai nạn khi lũ trẻ tranh giành nhau bánh kẹo trên đường.

Thực tế, việc dừng xe, trao quà cho trẻ nhỏ dọc các trục đường miền núi hoàn toàn không ổn, địa hình miền núi cao nên đường vốn đã chật và dốc, nay lại tụ tập đông người khiến cản trở giao thông. Điều này cũng tạo cho các em thói quen tụ tập ở ven đường nhiều hơn chỉ để trông chờ có ai đó tới và cho quà.

Không chỉ thế, việc cho tiền, cho quà bọn trẻ cũng khiến trẻ sinh ra nhiều thói xấu khác như chèo kéo, đeo bám du khách để vòi vĩnh. Nhiều gia đình, thấy mối lợi từ việc xin được tiền của du khách, đã chấp nhận cho con bỏ học để gia nhập đội quân xin tiền, bán hàng rong nhằm giải quyết chuyện cơm áo hàng ngày.

Những hành vi cho tiền, bánh, kẹo vô tình đã tác động chưa tốt đến văn hóa cũng như cuộc sống của người dân địa phương.

Ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch thị xã Sa Pa chia sẻ: “Tình trạng một số trẻ em đi lang thang, đeo bám khách bán hàng rong ở thị xã diễn ra lâu nay. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp song chưa giải quyết dứt điểm, khiến cho hình ảnh khu du lịch Sa Pa xấu đi trong mắt du khách. Chúng tôi đã thông qua các tổ chức đoàn thể để vận động phụ huynh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài vẫn không có chuyển biến”.

Cần có giải pháp căn cơ hơn cho các em nhỏ

Những năm qua, tại nhiều điểm du lịch ở Hà Giang, chính quyền đã dán thông báo khuyến cáo “Khách du lịch không cho trẻ em địa phương tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học chữ để đi xin tiền, bánh kẹo” hoặc “Khách du lịch không đưa tiền hoặc kẹo cho trẻ em dân bản. Nếu quý khách muốn tặng cho trẻ em dân bản, vui lòng đưa quà cho người lớn”. Tuy nhiên, những tấm bảng này vẫn chưa khiến một bộ phận du khách có ý thức hơn trong vấn đề này.

Để thỏa mãn cảm giác thú vị nhất thời, để có những bức ảnh đẹp, nhiều du khách và phượt thủ bất chấp những hệ quả lâu dài có thể xảy đến cho trẻ con vùng cao. Anh Trịnh Văn Xuân, một hướng dẫn viên tự do cung đường Hà Giang - Lào Cai chia sẻ, quán triệt tinh thần của các địa phương là không cho tiền, cho kẹo trẻ con ven đường, anh đã nhiều lần nhắc nhở những đoàn khách do mình hướng dẫn và giải thích rõ nguyên do cũng như hậu quả cho du khách.

Có những du khách hiểu ra, tuân thủ. Nhưng cũng có những người phớt lờ lời anh nói, thấy trẻ em vẫn móc kẹo, tiền ra cho để được chụp anh. Có người còn phản ứng lại: “Ôi xời, cho bọn trẻ tí quà thì có sao, làm gì mà nghiêm trọng”. Thậm chí, có du khách ngồi trên xe, mở cửa xe vứt kẹo cho bọn trẻ từ xa, dù nhắc nhở vẫn cứ làm theo ý mình.

“Chuyện này khó nói lắm, bởi đây cũng chỉ là câu chuyện ý thức của mỗi người và các địa phương cũng chỉ khuyến cáo thôi, chứ không phải là quy định cụ thể gì. Thế nên, mình nhắc mà khách vẫn làm thì mình cũng đành chịu. Chỉ có khi khách cho tiền trẻ con mà gây ồn ào, ách tắc trên đường thì mới phải có thái độ cứng rắn để khách chấm dứt”, anh Xuân cho biết.

Còn theo anh Lê Hoàng Văn, Trưởng nhóm thiện nguyện Ban Mai, trước kia anh từng là du khách đến vùng cao và cũng từng cho tiền, cho quà trẻ em ven đường. Tuy nhiên, trong chuyến đi, anh từng gặp một cô giáo trẻ đang bám trụ vùng cao và nghe cô kể về nỗi bất lực khi học trò của mình thường xuyên bỏ học, đeo bám du khách kiếm tiền, anh đã ý thức được những hành vi ấy có thể gây ra những hậu quả âm ỉ thế nào.

Sau đó, anh Văn đã cùng bạn bè trong nhóm từ thiện quay lại đây để khảo sát những khu vực khó khăn, tổ chức quyên góp chăn màn, quần áo, sách vở, dụng cụ học tập và thực phẩm, phối hợp với chính quyền các xã để trao cho từng gia đình. Nhóm của anh Văn cũng đã tài trợ quỹ học bổng cho một số em nhỏ ham học, học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học được đến trường trở lại.

Anh Văn chia sẻ: “Đúng là khi đi du lịch, mình chỉ nghĩ đến chuyện đơn giản và cho vài cái kẹo, vài đồng quà bánh làm các em nhỏ vui, phấn khởi, mình cũng vui theo. Nhưng khi nghe nhiều người dân địa phương cũng như cô giáo trẻ chia sẻ, mới thấy việc cho quà tự phát kiểu ấy dù chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lâu dần đã làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của các em, nhiều khi làm thay đổi cả tương lai của các em.

Nên trên trang của nhóm từ thiện chúng mình, mình cũng thường có những bài viết tuyên truyền về thói quen tai hại khi đi du lịch vùng cao nói trên để mọi người hiểu và cùng tránh. Mình nghĩ, nếu mọi người có lòng, cần nghĩ đến những giải pháp căn cơ hơn cho các em. Như việc ủng hộ những phần quà thiết thực để gia đình các em tránh rét vào mùa đông, có thực phẩm ăn để tăng cường dinh dưỡng, có sách vở, dụng cụ, phương tiện học tập, được học bổng để đến trường...”.

Những năm qua, đã có không ít tổ chức, đoàn thể của Nhà nước và cá nhân thực hiện những dự án hết sức ý nghĩa ở vùng cao. Đó là những dự án “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn, cải thiện được chất lượng bữa ăn hàng ngày, giúp các em có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Là dự án Tổ đan len của bà Thành Thị Hoàn ở phố Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Đống Đa, Hà Nội với hơn 10 nghìn áo, mũ và khăn len được hoàn thành, mang hơi ấm của tình yêu thương lan tỏa tới các em nhỏ vùng cao. Là những dự án sữa cho trẻ vùng cao, dự án xây trường học, tài trợ sách vở, kết nối nghề nghiệp tạo công ăn việc làm cho cha mẹ các em...

Tổ đan len của bà Thành Thị Hoàn với hơn 10 nghìn áo, mũ và khăn len đã đem đến cho trẻ vùng cao.

Tổ đan len của bà Thành Thị Hoàn với hơn 10 nghìn áo, mũ và khăn len đã đem đến cho trẻ vùng cao.

Đó mới là những giải pháp căn cơ, lâu bền, để các em có một tương lai tươi sáng, không phải hàng ngày ngồi ven những con đường dốc, bán nụ cười, những tấm ảnh, những lời xin xỏ để lấy những viên kẹo và ít tiền lẻ nữa.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.