Những điệp vụ tuyệt mật gắn với cái tên Mossad

Những điệp vụ tuyệt mật gắn với cái tên Mossad
(PLO) - Đặc điểm hợp tác giữa các cơ quan tình báo Israel và Liên Xô, sau này là Nga chịu dấu ấn của 2 yếu tố chính: vừa hợp tác vừa đối đầu.
Một là, giữa hai nước không có quan hệ ngoại giao trong giai đoạn từ 1967-1992. Hai là, Liên Xô đã luôn là nguồn chính cung cấp người Do Thái di cư và hồi hương về Tổ quốc lịch sử. 
Bởi vậy, ban lãnh đạo của Mossad, cũng như của bản thân Israel, một mặt tích cực hoạt động để thúc đẩy công dân Liên Xô xuất cảnh, mặt khác luôn cố gắng không vượt quá khuôn khổ trong các chiến dịch đặc biệt của mình vì sợ Liên Xô siết chặt quy định xuất cảnh.
Những cuộc đối đầu
Trong Mossad có một đơn vị độc lập là Nativ (trong tiếng Do Thái là “đường mòn”, “lối vượt”) gồm không quá 200 nhân viên. Chính họ làm nhiệm vụ giúp đỡ người Do Thái xuất cảnh khỏi Liên Xô và các nước phe XHCN. Hàng loạt vụ scandal ở Nga trong thập niên 1990 chính là liên quan đến hoạt động của họ. 
Ví dụ, năm 1996, khi nhận hàng loạt ảnh vũ trụ mật chụp các mục tiêu chiến lược của các nước Arab từ các sĩ quan GRU, Reuven Dinel, nhân viên Mossad đã bị bắt giữ ở Moskva. Sau đó, anh ta đã bị trục xuất khỏi Nga. 
Việc chuyển giao thông tin mật đã được lên kế hoạch thực hiện ở giữa ga tàu điện ngầm Belarusskaya. 
Phản gián Nga đã tiến hành thuận lợi vụ bắt giữ. Chỉ có một khó khăn là Dinel là một người rất to khỏe và là võ sĩ Karate đệ thất đẳng. 
Binh sỹ Israel nã pháo vào Syria.
 Binh sỹ Israel nã pháo vào Syria.
Sau này, Dinel đánh giá cao sự quyết liệt mà các nhân viên phản gián Nga thể hiện khi bắt giữ ông ta và tỏ ý khâm phục tính chuyên nghiệp của họ.
Tuy nhiên, quá khứ gián điệp không hề cản trở ông ta trở thành đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel ở Ukraine hiện nay, sau khi đã làm đại sứ Israel ở Turkmenia.
Đương kim Tham tán Đại sứ quán Israel và lãnh đạo Nativ ở Ukraine, ông Shmuel Polishchuk theo sự trùng hợp “ngẫu nhiên” cũng từng bị các nhân viên FSB bắt giữ khi nhận hối lộ và cũng bị trục xuất khỏi Nga.
Hành tung bí ẩn
Tháng 8/2014, báo chí đưa tin rằng, trong các trận đánh tranh giành thành phố Pervomaisk, binh lính tiểu đoàn tình nguyện “Donbass” của Ukraine đã phát hiện một thi thể cháy thui, bên cạnh tìm thấy hộ chiếu Israel mang tên Falkov Michael, sinh năm 1977. 
Bộ chỉ huy chiến dịch chống khủng bố của Ukraine (trấn áp ly khai ở miền Đông) chỉ được báo cáo về xác chết với hộ chiếu Israel sau đó một tuần. Lập tức người ta cấm tiết lộ thông tin về việc này. 
Điều đó cũng dễ hiểu vì công dân Falkov không đơn thuần là người Israel. Ông ta có thời là cố vấn của Benjamin Netanyahu và ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman. Để không làm tổn hại quan hệ với Israel, lực lượng an ninh Ukraine đã tìm cách đổ tội cho tình báo Nga. 
Biểu tượng của cơ quan tình báo Israel.
 Biểu tượng của cơ quan tình báo Israel.
Theo hãng tin Nga Regnum, chính Falkov chết và được tìm thấy là nguyên nhân của chuyến thăm bất ngờ dài 3 ngày của phái đoàn Israel đến Kiev vào tháng 8. Câu hỏi về sự dính líu của tình báo Israel vào cuộc đối đầu ở Ukraine đến nay vẫn còn để ngỏ.
Nhưng khó tin và ầm ĩ nhất tất nhiên là câu chuyện về vụ mưu sát bất thành Edward Snowden. Các chuyên gia tình báo đối ngoại Nga không loại trừ sự dính líu của các điệp viên Mossad với vụ này.
Tháng 8/2014, nhiều báo chí Mỹ đăng bài phỏng vấn một nhân viên FSB giấu tên. Nói một cách ngắn gọn thì bài phỏng vấn đăng một năm sau khi Nga cho phép Snowden tị nạn chính trị đã tiết lộ kế hoạch của CIA và Mossad nhằm bắt cóc Snowden và đưa anh ta sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, sau khi bắt giữ, Snowden sẽ được đưa bằng máy bay đến căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nơi mà trong những năm gần đây Mỹ dùng để giam giữ khủng bố. 
Ban đầu, CIA đề nghị cơ quan tình báo Anh MI-6 thực hiện kế hoạch này. MI-6 đã bác bỏ kế hoạch này vì họ cho là không khôn ngoan. Mossad nhận thực hiện kế hoạch mặc dù có không ít nhân viên FSB bảo vệ Snowden suốt ngày đêm. 
Các điệp viên Mossad đã bị phát hiện và bản thân kế hoạch này bị lộ tẩy. Họ đã được yêu cầu tự rời khỏi Nga để tránh làm to chuyện, còn cuộc tranh cãi sau đó giữa Nga, Mỹ và Israel đã tiếp diễn thêm nửa năm nữa./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.