Những cô giáo trẻ ‘cháy’ hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Những cô giáo trẻ ‘cháy’ hết mình vì sự nghiệp giáo dục
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dù là miền xuôi hay miền ngược, vùng núi cao còn nhiều khó khăn hay nơi Thủ đô náo nhiệt, hàng ngày luôn có những cô giáo trẻ say mê với nghề, cống hiến hết mình vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục nước nhà.

‘Băng đèo, lội suối” dành cả thanh xuân bám bản, bám trường

Đóng trên địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, dù công tác và sinh hoạt giữa trăm ngàn vất vả bộn bề, nhưng cô giáo Đỗ Hoài Thương (31 tuổi, Tổ trưởng chuyên môn khối 1) và các thầy cô tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Kiến Thiết (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) vẫn tràn đầy nhiệt huyết với nghề, quyết tâm bám bản, bám trường.

Chủ nhiệm một lớp có 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, cô Thương gặp khá nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy hàng ngày. Học sinh nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp, chưa thông thạo tiếng phổ thông... khiến cô Thương không thể diễn tả bài học của mình hoàn toàn bằng tiếng phổ thông mà phải học thêm tiếng dân tộc của các em. Ngoài ra, cô thường xuyên phải nhờ những học sinh đã thạo tiếng phổ thông dịch lại cho các học sinh còn lại. Điều này khiến việc giảng dạy và học tập mất rất nhiều thời gian, công sức.

Là một cô giáo trẻ "ngược dòng" từ xuôi lên núi bám bản gieo con chữ, dù đã cố gắng hình dung trước nhưng cô Thương vẫn bị "sốc" vì cuộc sống khó khăn, vất vả nơi đây.

Hình ảnh ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình công tác của cô giáo Đỗ Hoài Thương. Ảnh: NVCC

Hình ảnh ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình công tác của cô giáo Đỗ Hoài Thương. Ảnh: NVCC

Cô Thương kể lại, những ngày đầu mới đến nhận công tác, cô được phân công dạy tại điểm trường Khau Luông. Từ trường chính đến điểm trường Khau Luông cách xa 20km, cô phải băng qua nhiều quả đồi, khe suối, đường đá trơn trượt, có những quãng lầy lội không thể di chuyển được, buộc phải xuống dắt bộ phải mất gần 2 tiếng đồng hồ mới đến được điểm trường. Ngôi trường Khau Luông khi đó rất đơn sơ, tạm bợ, chỉ là những lớp học được ghép bằng tôn, không có điện, không có sóng điện thoại.

Cũng theo cô Đỗ Hoài Thương, công tác và sinh sống tại nơi không có sóng điện thoại, cứ vào mỗi thứ 4 hàng tuần, cô lại di chuyển hơn 3km đường đồi đến nơi có sóng điện thoại để gọi về cho gia đình, để được tiếp thêm động lực.

“Dù đã cố gắng chuẩn bị, hình dung trước về những khó khăn tại đây nhưng tôi không thể ngờ mọi thứ vượt xa ngoài suy nghĩ của tôi. Xa gia đình đến một nơi giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, gần như không có gì, tôi tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Thế nhưng dù cuộc sống khó khăn đến mức nào, các em nhỏ nơi đây vẫn cố gắng khắc phục để đến trường, tôi thấy thương các em vô cùng. Được ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và người thân động viên, quan tâm của nên tôi đã quyết tâm ở lại nơi này, cố gắng giúp các em được học con chữ, để các em sau này có cuộc sống tươi sáng hơn”, cô Thương xúc động nhớ lại.

Hơn 10 năm trong nghề, dành cả thanh xuân để bám trường, bám bản, hơn ai hết cô giáo trẻ Đỗ Hoài Thương thấu hiểu được những khó khăn, vất vả nơi bản làng xa xôi. Cô luôn mong muốn “nhà nước, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, quan tâm hơn đến việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đường sá những nơi có vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như xã Kiến Thiết để các em nhỏ dân tộc thiểu số ai cũng được đi học và được học tập trong những điều kiện tốt hơn”.

“Cháy’ hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Thủ đô Hà Nội cũng có hàng trăm, hàng nghìn tấm gương giáo viên trẻ hàng ngày đang cháy hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Nhắc đến cô giáo Lê Thị Kim Phượng (giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Thành Công quận Ba Đình) đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh đều có chung một cảm nhận: Đó là cô giáo tận tâm, trách nhiệm và tràn đầy tình yêu thương.

Gắn bó với nghề đã hơn 20 năm, cô Kim Phượng rất yêu thương, quan tâm đến học trò đồng thời cô còn chuyên tâm trong việc tìm tòi, nâng cao trình độ chuyên môn, đưa đến cho học sinh những giờ học lí thú và bổ ích. Cô từng dạy học trò của mình rằng "Mỗi trang văn là một trang đời - Học văn cũng là học làm người". Bài học nào cũng được cô liên hệ với thực tế cuộc sống khiến cho nó trở nên gần gũi, thiết thực, dễ hiểu.

Cô giáo Lê Thị Kim Phượng chụp ảnh cùng học sinh.

Cô giáo Lê Thị Kim Phượng chụp ảnh cùng học sinh.

Học trò rất thích được khen nhưng cách động viên của cô Kim Phượng khiến các em nhớ lâu và thấy rất tự hào. Cô gọi các em là những nhà văn, nhà thơ, nhà sáng tạo, nhà thiết kế… khi các bài viết của các em được điểm cao, hoặc được cô biên tập và đăng trên trang truyền thông của trường. Nhuận bút là một chiếc kẹo socola hay một thẻ tích điểm thưởng cũng khiến các em rối rít về khoe với cha mẹ. Niềm vui của con cũng lan toả sang cha mẹ.

Giờ ra chơi, nhiều lúc thay vì xuống phòng nghỉ giáo viên, cô nán lại trong lớp quan sát học sinh chơi đùa hoặc cùng trò chuyện với các em. Cô tâm sự, đó là cách để mình hiểu học sinh, để mình có phương pháp sư phạm cho phù hợp. Và khi đó, khoảng cách cô trò cũng được thu ngắn lại...

Cô giáo Lê Thị Lan - giáo viên môn Ngữ văn, Giáo dục công dân Trường THCS Phúc Xá.

Cô giáo Lê Thị Lan - giáo viên môn Ngữ văn, Giáo dục công dân Trường THCS Phúc Xá.

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, yêu văn chương, từ nhỏ cô Lê Thị Lan (Trường THCS Phúc Xá – Hà Nội) đã ước mơ trở thành cô giáo dạy Ngữ văn – Giáo dục công dân với mong muốn trao truyền tri thức, tình yêu đến với những em học trò nhỏ. Sau nhiều năm miệt mài đèn sách, cô Lan đã thực hiện được ước mơ cao đẹp của mình.

Với lòng yêu nghề sâu sắc, nữ giáo viên trẻ ấy đã mang đến những giờ học Ngữ văn, Giáo dục công dân lí thú, bổ ích, chứa chan cảm xúc. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, cấp Quốc gia, không chỉ là những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, học sinh đều được lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, sâu lắng, sáng tạo, những cách tiếp cận bài giảng một cách đơn giản, đồng thời cũng khơi gợi để các em tìm hiểu sâu hơn nữa. Với sự năng nổ, nhiệt tình trong công tác, cô luôn luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy…

Công tác dưới một mái trường còn bộn bề khó khăn, thử thách, cô vẫn luôn chia sẻ nhiều nỗi lo toan, trăn trở cùng Ban Giám hiệu nhà trường. Từ đó, cô luôn tham mưu tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường,…

Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” là một giải thưởng cao quý, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của cô Lan đối với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Cô giáo Lưu Hoàng Yên - Giáo viên môn Ngữ văn.

Cô giáo Lưu Hoàng Yên - Giáo viên môn Ngữ văn.

Cũng tại Trường THCS Phúc Xá, ngoài cô Lê Thị Lan, người ta còn nhắc nhiều về cô Lưu Hoàng Yến - Ngữ văn. Bằng giọng nói ngọt ngào truyền cảm và một tình yêu say mê văn chương nghệ thuật, cô đã mang những trang văn bước vào cuộc sống của học trò qua từng bài giảng say sưa của mình. Những bài học của cô lúc nào cũng sống động, gần gũi và sâu sắc như chính hơi thở cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Luôn trăn trở với nghề, suốt 5 năm công tác tại trường, cô Hoàng Yến vẫn luôn miệt mài với những giờ phụ đạo miễn phí cho những học sinh học yếu kém có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài các giờ lên lớp, cô còn tham gia công tác tư vấn tâm lý học đường, chia sẻ, trao đổi cùng các con gặp khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình; những mâu thuẫn, khúc mắc của các con về giới tính, các mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.