Dành trọn thanh xuân để “cõng chữ” lên non

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kiên trì bám bản suốt 13 năm “cõng chữ” lên non đó là cô giáo Lương Thị Huệ, cô cho rằng yếu tố quan trọng nhất là phải yêu nghề. “Khi có tình yêu, sự nhiệt huyết, niềm đam mê, lòng yêu thương, hi sinh vì học trò thì không gì là không thể”.

Nữ giáo viên duy nhất

Ngần ấy năm gắn bó với trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là ngần ấy tình thương yêu của cô Lương Thị Huệ dành cho học những em học trò nhỏ, nữ giáo viên ấy vẫn ngày đêm âm thầm “thắp lửa” nơi bản làng xa xôi, heo hút của vùng cao để “cõng chữ” lên non cho trẻ em nơi đây.

Giữa bốn bề chỉ có cây rừng và núi cao, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn lại phải sống xa nhà, nhiều người tìm cách rời bỏ, thế nhưng suốt 13 năm qua, cô giáo Lương Thị Huệ (38 tuổi) giáo viên chủ nhiệm lớp 4A – nữ giáo viên duy duy nhất tại điểm Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Tà Xi Láng vẫn miệt mài với hành trình ‘trồng người’, để đưa những “chuyến đò chở chữ” sang sông.

Hơn 13 năm trước, sau khi được bạn giới thiệu lên công tác tại Trường Tà Xi Láng, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô Huệ không ngần ngại đồng ý ngay. Gia đình nhiều lần phản đối vì trường học cách xa nhà hơn 90km, giao thông bất tiện, lại thêm xa chồng, xa con, xa bố mẹ. Thế nhưng cho rằng “mọi người đi được thì mình cũng đi được”, nữ giáo viên ấy đã quyết tâm lên đường.

Cô Huệ kể lại: Những ngày đầu lên nhận công tác gặp muôn vàn gian nan, vất vả. Ngày đó con đường dẫn lên điểm trường vẫn chưa được đổ bê tông, là đường đất có nhiều đá tai mèo sắc nhọn. Mỗi khi trời mưa to, đường lầy lội, trơn trợt lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đất đá trên núi rơi xuống. Khi đó, tất cả giáo viên nữ không thể đi được xe máy và đều phải đi nhờ giáo viên nam. Có những đoạn đường đi rất khó, dắt xe máy cũng khó chứ chưa nói là đi.

“Trước khi lên đây tôi cũng không hình dung ra được môi trường sống tại bản làng này như thế nào. Ngày đấy đi vì nghĩ mình còn trẻ, chỗ nào khó khăn thì mình sẽ đi để cống hiến. Sau khi công tác ở trên này nhiều năm thì thấy môi trường làm việc ở đây rất tốt. Nhà trường cùng chính quyền định phương tạo điều kiện rất nhiều, học sinh ngoan ngoãn, người dân lại vô cùng hiền lành, thân thiện. Từ đó tôi luôn mong muốn góp một phần nào đó giúp đỡ các em học sinh nơi đây” cô Huệ bày tỏ.

Cũng theo cô Huệ, Trường Tà Xi Láng trước đây cũng có rất là nhiều giáo viên nữ. Thế nhưng sau này vì hoàn cảnh và nhu cầu của công việc nên các cô cũng đã chuyển đi. Nhưng với cô Huệ, thì vì “lỡ yêu” nơi này, vùng đất và con người và quan trọng hơn cả là tình thương với các em học sinh nơi đây nên cô vẫn muốn tiếp tục gắn bó với nơi này.

Tận tâm với nghề, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô Huệ cho biết, đa số học sinh ở Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Tà Xi Láng đều sẽ học hết lớp 9 rồi sẽ lấy chồng, lấy vợ. Không nỡ nhìn học sinh của mình khi còn đang độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” đã phải con bồng, con bế, làm cha mẹ ở tuổi 14 -15, cô Huệ luôn động viên học sinh tiếp tục cấp 3, đi học nghề để lo cho cuộc sống sau này đỡ vất vả.

Các em học sinh chăm chú nghe giảng trong tiết học của cô Lương thị Huệ. Nguồn ảnh Mỵ Châu

Các em học sinh chăm chú nghe giảng trong tiết học của cô Lương thị Huệ. Nguồn ảnh Mỵ Châu

“Nhìn học sinh của mình sau khi có gia đình mà vất vả, nheo nhóc tôi rất thương. Các em cũng giống như con của tôi vậy. Tôi không đành lòng để các em sống khổ cực nên luôn cố gắng động viên các em phải học đầy đủ, sau này có cái nghề để trang trải cuộc sống”, cô Huệ nói.

Nhớ về kỷ niệm ‘không bao giờ quên’ trong suốt hành trình hơn 13 năm đi dạy, cô Huệ không cầm được giọt nước mặt. Cô kể lại, năm học 2021 -2022, một học sinh trong lớp do tôi chủ nhiệm bị chó cắn vào chân. Do gia đình học sinh ấy không biết cách vệ sinh vết thương dẫn đến nhiễm trùng và em đã phải nghỉ học. Nhà học sinh cách trường gần 35km, cô Huệ quyết tâm đến thăm hỏi tình hình sức khỏe. Thế nhưng do đường chủ yếu là đèo dốc, không thể tự đi xe máy, cô đã gửi xe máy dưới huyện Văn Chấn để đi bộ. Hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ dưới trời mùa đông rét thấu xương, cô Huệ tìm được đến nhà của học sinh.

Do học sinh này đã nghĩ học quá lâu nhưng bố mẹ em lại không có điều kiện đưa em đến trường nên cô đã quyết định tự đưa học sinh đến trường để ở bán trú. Tuy nhiên, do chân em vẫn còn đau, không thể tự đi nên cô giáo ấy đã phải cõng học sinh trên lưng tiếp tục đi bộ xuống núi. Suốt cả quãng đường từ trên núi xuống dưới huyện trời tối đen như mực. Trò ngồi trên lưng cô, một tay cầm ô, một tay thì xách bị quần áo, cô thì đầu thì đội đèn pin. Cứ thế dưới trời mưa sương giá rét, hai cô trò cứ đi suốt mấy tiếng đồng hồ, bao nhiêu nỗi sợ thường trực nhưng không thể không đi...

“Cảm giác lúc đó khó tả lắm. Khi xuống đến nơi cô trò òa khóc ôm lấy nhau. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in cảnh tượng đó. Thực sự là một kỷ niệm mà suốt cuộc đời tôi không bao giờ quên được”, cô Huệ xúc động nhớ lại, nước mắt nhòe đi phía sau đôi kính cận.

Phải thực sự tâm huyết, yêu nghề và dành nhiều tình thương với học sinh thì những người giáo viên “bám bản” như cô Huệ có thể làm được những điều ‘phi thường’ như vậy. Cũng chính nhờ điều đó mà học sinh tại điểm Trường Tà Xi Láng luôn đi học đều, nhiều em có thành tích học tập rất tốt.

Đối với cô giáo Lương Thị Huệ, chỉ cần học sinh đi học đều, luôn khỏe mạnh cũng chính là động lực lớn nhất tiếp thêm sức mạnh để cô viết tiếp hành trình “gieo hi vọng” của mình. Ngoài ra, vào mỗi dịp lễ như 8/3, 20/10 hay 20/11... những món quà tinh thần mộc mạc từ các em học sinh cũng chính là nguồn động lực to lớn giúp gắn kết giữa cô và trò.

“Đôi khi là những bó hoa dại các em hái ở rừng được gói ghém vụng về lại chính là món quá đẹp nhất. Giá trị vật chất không cao, nhưng giá trị về tinh thần là vô giá. Giáo viên chúng tôi khi nhận được đều rất trân trọng, cẩn thận phơi khô để có thể lưu giữ được lâu hơn. Chỉ từ những hành động nhỏ như vậy thôi, tôi đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Từ đó tôi càng thêm yêu thương, mong muốn gắn bó với nơi này”, cô Huệ chia sẻ.

Hy sinh việc gia đình, nguyện cống hiến đến khi nào không thể

Chia sẻ về lý do kiên trì bám bản suốt ngần ấy năm, nữ giáo viên cho rằng yếu tố quan trọng nhất là phải yêu nghề. “Khi có tình yêu và nhiệt huyết, không gì là không thể. Không chỉ riêng tôi mà tất cả thầy cô tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Tà Xi Láng đều có niềm đam mê với nghề, chấp nhận hi sinh vì học trò, vì sự nghiệp giáo dục của địa phương”.

Cô Lương Thị Huệ trao đổi với Pv

Cô Lương Thị Huệ trao đổi với Pv

Cũng là một người mẹ, người vợ, cô giáo Lương Thị Huệ nhiều lần trăn trở vì không thể chăm lo chu đáo cho chồng, cho con. Gia đình cô Huệ có 4 người nhưng mỗi người chia cách mỗi nơi. Chồng cô thì công tác tại tỉnh Quảng Ninh, 2 con nhỏ 1 cháu học lớp 6 đi học dưới xuôi, 1 cháu thì vừa vào lớp 1 hiện học tại Trường Tà Xi Láng.

“Đường sá đi lại khó khăn, nhà cách trường hơn 90km nên tôi không thể về thăm gia đình thường xuyên mà khoảng 3 - 4 tuần mới về 1 lần. Vì khi tan trường thì trời đã tối xe khách đã hết mà đi xe máy thì rất nguy hiểm nên chỉ có cách xin nghỉ sớm để kịp chuyến xe. Năm nay, cháu thứ 2 đã vào lớp 1 nên tôi cũng đón cháu lên đây học để tiện cho việc chăm sóc, mẹ con có nhau cũng đỡ buồn hơn”, cô Huệ nói.

Gác lại câu chuyện gia đình, nữ giáo viên duy nhất tại điểm trường Tà Xi Láng lại tâm sự về công việc. Với cô Huệ, cho đến hiện tại cô vẫn chưa có ý định chuyển công tác về xuôi: “Công tác tại vùng sâu, vùng xa tất nhiên sẽ có những thiệt thòi, nhưng tôi cũng đã quen dần. Điều kiện gia đình hiện tại cũng vẫn cho phép, bố mẹ tôi vẫn có thể giúp tôi chăm sóc các con, nên tôi cũng yên tâm phần nào. Đến thời điểm này, tôi thấy vẫn còn trẻ, vẫn còn cống hiến được nên tôi vẫn muốn gắn bó với trường lớp với học sinh ở đây”.

Nếu được chọn lại tôi vẫn chọn nghề giáo viên

Suốt 13 năm gắn bó với những bản làng Tà Xi Láng, cô Lương Thị Huệ đã dành nhiều tình cảm đặc biệt cho đất và con người nơi đây. Theo cô, cuộc sống nơi đây vô cùng thoải mái, trôi đi một cách chậm rãi và yên bình. Người dân thì vô cùng hiền hòa, thân thiện, luôn giúp đỡ nhiệt tình, coi cô như người thân trong gia đình. “Tôi đã quen với nếp sống nơi đây, về dưới xuôi cuộc sống hối hả, đôi lúc ngột ngạt quá nên chỉ mong được trở lại với bản làng”, cô Huệ tâm sự.

Mặc dù có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhàn hạ hơn, hay đơn giản là làm việc tại nơi có điều kiện thuận lợi hơn, thế nhưng cô Lương Thị Huệ luôn quan niệm “nghề chọn người” và cho rằng công việc của mình hiện tại là do “sự sắp đặt khéo léo của số phận”

Gặp vô vàn những khó khăn, dù đã dành cả tuổi thanh xuân âm thầm "bám bản" tại trường Tà Xi Láng, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết với nghề của cô Huệ chưa bao giờ lụi tắt: “Càng làm việc, tôi lại cảm thấy nhiệt huyết trong mình ngày một nhiều hơn, muốn cống hiến nhiều hơn. Nếu như được chọn lại, tôi vẫn không hối hận với quyết định của mình. Vẫn sẽ chọn làm giáo viên để mang con chữ đến những bản làng xa xôi, góp phần giúp cuộc sống của người dân ngày một tốt đẹp hơn”.

Không ước mơ cho bản thân mình, với người giáo viên giản dị đầy nhiệt huyết ấy, mong muốn lớn nhất là: Nhà nước, chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm sẽ quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn để các em học sinh nơi bản làng thuộc xã Tà Xi Láng được học tập, phát triển trọn vẹn nhất.

Đọc thêm

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.