Những “cánh tay nối dài” đưa vốn chính sách tới vùng biên xứ Nghệ

Nhờ vốn chính sách, nhiều gia đình ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) đã vươn lên thoát nghèo.
Nhờ vốn chính sách, nhiều gia đình ở huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) đã vươn lên thoát nghèo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Quế Phong là huyện miền núi biên giới đặc biệt khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Nghệ An. Đây là nơi sinh sống của bà con dân tộc thiểu số, chiếm trên 90% dân số toàn huyện.

Trong những năm qua, huyện đã lồng ghép các chương trình, xây dựng được nhiều mô hình, vận động nhân dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Phát huy vai trò của các hội đoàn thể

Với tập quán sinh hoạt cũng như lao động sản xuất của người dân Quế Phong là làm nương rẫy, manh mún, dựa vào thiên nhiên nên việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc không thể trong một sớm một chiều.

Để đưa khoa học đến với người dân thì chính quyền địa phương đã cử những cán bộ có trình độ chuyên môn và biết tiếng dân tộc thiểu số đến từng thôn bản để tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân. Bên cạnh đó, các hội đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên của mình tự tin, mạnh dạn đầu tư, vươn lên thoát nghèo.

Đi đầu là Huyện đoàn phát động đoàn viên thanh niên cùng với các Đoàn xã thành lập các HTX nông nghiệp, dịch vụ do thanh niên làm chủ. Được Huyện đoàn và các ngành giúp đỡ, quảng bá, HTX đã liên kết với các địa phương tiêu thụ sản phẩm, từ đó thu nhập xã viên khá lên, mô hình được nhân rộng ra các địa phương khác. Từ các mô hình thành công huyện Đoàn tổ chức rút kinh nghiệm, động viên Đoàn viên thanh niên mạnh dạn vay vốn sản xuất, phong trào lan tỏa ra nhiều thôn bản.

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Huyện đoàn với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện về Chương trình cho vay hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hiện Quế Phong có 12/13 Đoàn xã, thị trấn đang quản lý nguồn ủy thác từ NHCSXH với 56 tổ tiết kiệm vay vốn, 2.143 hộ vay. Huyện có 43 mô hình kinh tế thanh niên, trong đó có 16 mô hình thu nhập ổn định, trên 100 triệu đồng/năm.

Tiêu biểu mô hình nuôi gà, kết hợp thả cá của anh Quang Văn Trung (xã Nậm Giải) mỗi lứa 1.000 con gà và 1.500 m2 ao thả cá. Mô hình nuôi dúi của anh Lữ Văn Luân (xã Cắm Muộn) thường xuyên trong chuồng có tổng đàn 70 con trở lên, trung bình mỗi năm thu về trên 150 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo, dê thương phẩm của anh Vi Văn Hùng, Lô Văn Nghĩa (thị trấn Kim Sơn) thu nhập trên 120 triệu đồng/ năm.

Tiếp đó, là các hội viên Hội Nông dân huyện Quế Phong cũng mạnh dạn vay vốn chính sách ưu đãi để làm kinh tế. Ông Đinh Đăng Bình (trú tại xóm Hải Lâm 1, xã Quế Sơn) là một hộ nghèo, sau khi nghe phổ biến các chính sách cũng như các cách làm mới ông bàn cùng vợ vay vốn NHCSXH về khoan giếng, trồng rau, trồng mía rồi phát triển chăn nuôi bò, lợn thịt.

Từ 2 con bò, nay gia đình đã có cả đàn, mỗi năm bán từ 4-5 con thu nhập cả trăm triệu đồng từ chăn nuôi. Từ đó, gia đình ông thoát nghèo, con cái có điều kiện học tập, còn có vốn giúp đỡ bà con xung quanh cùng làm ăn vươn lên thoát nghèo.

Hay như gia đình anh Lương Văn Pháo (trú tại bản Quanh, xã Châu Thôn) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình cũng mạnh dạn vay vốn chính sách 30 triệu đồng về chăn nuôi dê, bò sinh sản. Sau gần 3 năm anh thoát nghèo có tiền sửa sang lại nhà cửa, đầu tư vào trồng cây rừng. Từ mô hình anh Pháo được Hội Nông dân huyện nhân ra nhiều gia đình.

Từ nguồn tín dụng ủy thác của NHCSXH, Hội Phụ nữ huyện cũng xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi. Nguồn tín dụng của NHCSXH huyện thực sự “ bà đỡ” giúp người dân huyện Quế Phong vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân

Tính đến 31/8/2021, doanh số cho vay từ NHCSXH huyện Quế Phong đạt 95.016 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 69.551 triệu đồng, đưa tổng dư nợ ủy thác đạt 395.094 triệu đồng, tăng 26.723 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 7,3%, chiếm tỷ trọng 98,7% tổng dư nợ. Với 10.220 hộ đang còn dư nợ, 267 tổ tiết kiệm vay vốn. Bình quân mỗi khách hàng có dư nợ 38,6 triệu đồng, bình quân dư nợ tổ 1.479 triệu đồng.

Trong đó, dư nợ Hội Nông dân đạt 110.556 triệu đồng, chiếm 28% tổng dư nợ ủy thác, tăng 1.016 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 1%; Hội Phụ nữ 108.473 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 27,4% tổng dư nợ thông qua ủy thác, tăng 709 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 0,6%; Đoàn thanh niên đạt 81.875 triệu đồng, chiếm 20,6% tổng dư nợ ủy thác, tăng 19.014 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 30%. Doanh số thu lãi đạt 18.336 triệu đồng, đạt tỷ lệ 99% lãi phát sinh phải thu theo kế hoạch đề ra.

Khẳng định những kết quả quan trọng của nguồn lực tín dụng chính sách đem lại cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền chia sẻ: Tín dụng chính sách hoạt động chịu nhiều tác động tiêu cực của các yếu tố khách quan, tuy nhiên bằng các giải pháp kịp thời, tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm các chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Cùng với các nguồn vốn tín dụng khác trên địa bàn, vốn vay từ NHCSXH cũng là một kênh tín dụng quan trọng, nhất là đối với huyện nghèo Quế Phong, trao cơ hội cho người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.