“Những bước chân vì cộng đồng”: Trao Nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tại Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Mảng tại tỉnh Lai Châu, Ban tổ chức đã trao tặng 20 suất quà cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: BTC)
Tại Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Mảng tại tỉnh Lai Châu, Ban tổ chức đã trao tặng 20 suất quà cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: BTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Lào Cai và Lai Châu vừa tổ tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Mảng tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, dân tộc Bố Y tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Trong thời gian từ năm 2020 đến nay, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã triển khai Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc nhằm đẩy mạnh phong trào đi bộ, chạy bộ, nâng cao thể chất, rèn luyện sức khoẻ trong đoàn viên, hội viên, thanh niên. Đồng thời với mỗi km đi bộ, chạy bộ tương ứng 1.000 đồng, thông qua đó huy động 16 tỷ đồng xây dựng 16 Nhà Văn hoá cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số ít người tại Việt Nam.

Tính đến nay, chương trình đã triển khai được 13 chặng, với đông đảo hội viên, thanh niên tham gia và đạt được gần 9 triệu km đi bộ, chạy bộ (tương đương gần 9 tỉ đồng). Và đã có 4 nhà văn hóa cộng đồng dành tặng cho 4 đồng bào dân tộc rất ít người đã được khánh thành, đưa vào sử dụng và dịp này tiếp tục Khánh thành 3 nhà văn hóa tại tỉnh Lai Châu, Tuyên Quang và Lào Cai.

Điều đặc biệt, nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số là nơi gửi gắm rất nhiều sự quan tâm, tình cảm của hội viên, thanh niên và cộng đồng thông qua sự chung tay, góp sức của hàng triệu bước chân đi bộ, chạy bộ của đoàn viên, hội viên, thanh niên, người dân trên cả nước với mong muốn bà con dân tộc có không gian riêng, giàu bản sắc để sinh hoạt, giao lưu, tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống. Đồng thời là nơi sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu và phát huy các cổ vật, hiện vật, di sản văn hóa dân tộc.

Ngày 09/11/2023, tại Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Mảng tại tỉnh Lai Châu, Ban tổ chức đã trao tặng 20 suất quà cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và 50 túi quà an sinh cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nậm Nhùn. Đồng thời, Ban tổ chức cũng trao biển tượng trưng hỗ trợ xây dựng 10 công trình “Trường đẹp cho em”; 02 công trình “Ngôi Nhà Hạnh Phúc” cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ trang thiết bị cho Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Mảng và khánh thành 01 công trình “Trường đẹp cho em”, trao tặng 20 suất học bổng và hơn 300 áo ấm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại điểm trường Dền Thàng thuộc trường PTDTBT Tiểu học Dào San, Bản Sín Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ với tổng trị giá hơn 3,4 tỷ đồng.

Ngày 10/11/2023, tại Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Bố Y, Ban tổ chức đã trao tặng 20 suất quà, gần 400 áo ấm cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và 50 túi quà an sinh cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mường Khương. Đồng thời, Ban tổ chức cũng trao biển tượng trưng hỗ trợ xây dựng 02 công trình “Ngôi Nhà Hạnh Phúc” cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ trang thiết bị cho Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Bố Y với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.

Cũng nhân dịp này, Ban tổ chức triển khai hoạt động dạy đan các sản phẩm làm từ tre; Khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho 400 người dân dân tộc Mảng, Bố Y; Biểu diễn văn hóa truyền thống của người dân tộc Mảng, Bố Y.

Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Mảng được khởi công xây dựng từ ngày 20/7/2023, công trình được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng có tổng diện tích xây dựng 347,1m2 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam triển khai với sự đồng hành của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và sự tham gia hỗ trợ thiết kế của Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” là 01 tỷ đồng và ngân sách địa phương gần 400 triệu đồng. Công trình được thiết kế 1 tầng, mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Mảng, gồm 05 gian, 02 hành lang ngoài (hành lang trước rộng 3m, hành lang sau rộng 1,2m).

Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Bố Y được khởi công xây dựng từ ngày 12/7/2023, công trình được đầu tư xây dựng với tổng diện tích xây dựng 135m2 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam triển khai với sự đồng hành của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tổng kinh phí 01 tỷ đồng. Công trình được thiết kế 2 tầng, mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Bố Y, tầng 1 cao 2,9m, tầng 2 cao 3,0m. Chiều cao đến đỉnh mái là 8,40m.

Đọc thêm

"Con yêu mẹ, mẹ ơi!!"

Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).
(PLVN) - Người phụ nữ ấy năm nay đã 63 tuổi, tóc đã điểm bạc, mặt cũng chẳng thiếu nếp nhăn, răng cũng không còn chắc, cứ chiều đến, bóng lưng còng  bà  hắt chéo lên những luống rau ngoài vườn khiến cha con tôi cùng thấy xót xa. Người phụ nữ ấy là mẹ tôi…

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 26 - 31/12/2024, chung kết toàn quốc diễn ra ngày 31/12/2024 tại quảng trường tỉnh Bình Thuận. Đêm chung kết cuộc thi sẽ hứa hẹn nhiều cảm xúc hơn khi kết hợp khung cảnh bắn pháo hoa đón giao thừa chào mừng năm mới.

Hơn 1.000 người tham dự Giải Bơi chải thuyền rồng lớn nhất Việt Nam

Hơn 1.000 người tham dự Giải Bơi chải thuyền rồng lớn nhất Việt Nam
(PLVN) - Ngày 13/10, tại khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng (bên Hồ Tây, quận Tây Hồ), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024, với sự tham dự của hơn 1.000 người, gồm các huấn luyện viên và vận động viên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long

Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
(PLVN) - Hồ Tây - Tây Hồ là một mảnh hồn của Hà Nội, nơi ấy là biểu tượng, là ký ức làng lúa, làng hoa, bầy sâm cầm nhỏ, mặt gương Tây Hồ, quán cóc liêu xiêu một câu thơ… là khoảng trời mộng mơ, là thanh xuân của bao người đã đến, đã đi và ở lại với Thủ đô hơn ngàn năm tuổi.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.