Nhức nhối 3 di sản bị xâm hại chỉ trong tháng ba này

Một mảnh vỡ nghi là tượng Chăm cổ được phát hiện tại tháp Bánh Ít (Ảnh: TTXVN)
Một mảnh vỡ nghi là tượng Chăm cổ được phát hiện tại tháp Bánh Ít (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ trong tháng Ba này đã có tới ba di tích bị xâm hại, điều này đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận. 

Sai lầm nối tiếp sai lầm

Ngày 19/3, dư luận hết sức bất ngờ về một công trình hưởng ứng Tháng thanh niên của Đoàn Thanh niên địa phương Cẩm Thượng (TP. Hải Dương): Phủ sơn, vẽ bích họa trực tiếp lên di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thời Hậu Lê là đình Tự Đông. Trước phản ứng của dư luận, địa phương đã vội vàng cho phủ sơn xóa bức bích họa với màu sơn xa lạ. Hai hành động nối tiếp nhau: một xâm hại di tích, một sửa chữa không đúng cách, đã tác động, làm giảm giá trị di tích.

Từ ngày 18/3, dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cũng vấp phải sự không đồng tình của người dân lẫn giới nghiên cứu lịch sử - văn hóa, khi chính quyền cho phá bỏ giếng cổ để xây dựng giếng mới diện tích nhỏ hơn. Hiện, dự án này đang tạm dừng thi công để các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.

Cũng trong tháng Ba, trong quá trình tu bổ, tôn tạo di tích tháp Bánh Ít, cụm tháp Chăm ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, thay vì dùng phương pháp thủ công, sử dụng máy đầm đất cầm tay, nhà thầu lại sử dụng máy đào để đào một khối bê tông ở phía đông và san gạt sân trước cũng như khuôn viên của tháp Chính. Tháp Bánh Ít là quần thể tháp lớn với bốn công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1982. Cách đây ba năm, cũng tại di tích này và tháp Đôi, cơ quan quản lý di tích tỉnh Bình Định cũng khiến dư luận hết sức bức xúc khi cho thợ khoan thẳng lên tường tháp, mặt tháp, bắt vít các khung sắt để treo biển quảng cáo du lịch; khiến Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phải gấp rút ra văn bản yêu cầu bảo vệ di sản.

Từ trên xuống: Các di tích đình Tự Đông (Hải Dương), tháp Bánh Ít (Bình Định), đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu (Thanh Hóa) lần lượt bị xâm hại

Từ trên xuống: Các di tích đình Tự Đông (Hải Dương), tháp Bánh Ít (Bình Định), đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu (Thanh Hóa) lần lượt bị xâm hại

Đáng nói, một dự án thì được sự đồng ý của chính quyền địa phương (vẽ bích họa ở Hải Dương), một dự án thì chính quyền sở tại là chủ đầu tư (vụ phá giếng cổ ở Thanh Hóa) và dự án còn lại thì được UBND tỉnh phê duyệt với kinh phí lớn (vụ xâm hại tháp Bánh Ít ở Bình Định). Khi vụ việc bị đưa ra công luận, đều có những giải thích chung: đây là sự việc không mong muốn, còn nhiều thiếu sót khi chưa nhìn nhận hết vấn đề… Thậm chí, như vụ phá giếng cổ ở Thanh Hóa, chính quyền địa phương còn cố tình lơ đi những lưu ý của Bộ VHTTDL trong quá trình hoàn thiện hồ sơ dự án trước khi phê duyệt.

Cần sửa đổi luật

Việc phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng về các cấp địa phương có mục đích đúng đắn là nhằm tăng trách nhiệm của chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho địa phương chủ động, huy động nguồn lực, đặc biệt từ xã hội hóa, nhằm trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích - danh thắng. Trong những năm qua, việc phân cấp này đã phát huy những hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên có một thực tế là có không ít trường hợp, di sản văn hóa bị xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chính cơ quan chịu trách nhiệm quản lý di sản.

Không chỉ ba vụ việc kể trên, lần lại những sự vụ ồn ào được báo chí truyền thông phản ánh những năm qua, có thể thấy con số các di sản, di tích bị xâm hại không hề nhỏ. Trong nhiều nguyên nhân, có việc buông lỏng, lơ là, thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết về di sản và pháp luật về di sản của những cán bộ, công chức đang thực hành bảo vệ di sản, di tích… Trong một cuộc hội nghị tổng kết thực hiện Luật Di sản Văn hóa do Bộ VHTTDL tổ chức hồi đầu năm, điểm vướng mắc, tồn đọng trong phân cấp quản lý di sản tại các địa phương được xem là một vấn đề bất cập, cần được khơi thông. Chính Cục Di sản văn hóa nhận định: “Nhiều lúc, nhiều nơi, ý thức và kiến thức pháp luật về di sản chưa cao. Nhiều tổ chức, cá nhân khi bị xử lý vi phạm mới biết đến quy định”.

Kết quả là di sản, di tích bị đưa vào “sự đã rồi”. Mọi sự “tráng men”, sửa chữa sai lầm… dù bằng cách gì đi nữa, cũng không thể trả nguyên vẹn giá trị của di tích, di sản.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, di sản thuộc về tài sản của xã hội, của nhân dân, phải bảo vệ theo đúng Luật Di sản Văn hóa. Ý thức, sự hiểu biết về di sản của nhân dân cũng như cán bộ công chức rất quan trọng. Ở đây, câu chuyện thuộc về ý thức, nhận thức, không chỉ của cán bộ, mà còn ở người dân. “Như vụ việc ở Hải Dương, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên phải xây dựng một chương trình giáo dục di sản, để tất cả đoàn viên, thế hệ trẻ hiểu và nhận thức được thế nào là di sản”, ông Nguyễn Văn Huy lấy ví dụ.

Ông nói thêm: “Khi tham gia vấn đề di sản, quan trọng hơn cả, phải có thái độ ứng xử thế nào cho tốt. Muốn hiểu, phải có tri thức, phải được tập huấn, hiểu về di sản. Ở câu chuyện cụ thể này, dường như người ta vẫn nghĩ tới câu chuyện phong trào nhiều hơn là chất lượng bảo tồn di sản. Bảo tồn di sản là cả một nghề nghiệp, một quan điểm về mặt khoa học, không thể tùy tiện được”.

Ông đề xuất, ngoài những người công tác trong ngành văn hóa, di sản, thì Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ ở các cấp, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi là những nhóm thường xuyên tiếp cận về vấn đề di sản, họ cần được tập huấn, nâng cao trình độ, để hiểu về bảo vệ di sản.

Tính đến nay, Luật Di sản văn hóa sửa đổi cũng đã hơn mười năm, đã bộc lộ những bất cập, thiếu sót, chưa theo kịp sự phát triển và thay đổi của đời sống xã hội. Đây cũng là dịp để chúng ta xem xét lại, làm thế nào để luật được thực hiện một cách hữu hiệu hơn trong vấn đề bảo vệ di sản. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Huy đề xuất, cần quy định trách nhiệm rõ ràng, cũng như tăng chế tài xử phạt. Hiện, di sản của chúng ta ở trong tư thế bị động, bị phá/xâm hại và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp

Cà Mau nâng cao hình ảnh du lịch thân thiện, chuyên nghiệp
(PLVN) - Hội thi ứng xử văn minh du lịch với mục đích tuyên truyền, định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch, nhằm tích cực nâng cao hình ảnh du lịch Cà Mau, hướng tới sự thân thiện, thanh lịch, văn minh, chuyên nghiệp.