Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức lễ hội Giáng sinh – chào năm mới trong 20 ngày

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lần đầu tiên TP Đà Nẵng tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới với quy mô lớn, trải dài đến 20 ngày, hứa hẹn mang đến một bầu không khí rộn ràng ở thành phố biển xinh đẹp này.

Ngày 19/11, Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã công bố thông tin về lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 (Danang X’mas - New Year Festival 2025), hứa hẹn mang đến một bầu không khí rộn ràng tại thành phố biển trong dịp lễ hội cuối năm.

Đây là lần đầu tiên lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 được tổ chức, kéo dài trong 20 ngày, từ 14/12 đến 2/1/2025.

Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức lễ hội Giáng sinh - Năm mới với nhiều hoạt động vui chơi, checkin.

Lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức lễ hội Giáng sinh - Năm mới với nhiều hoạt động vui chơi, checkin.

Theo đó, lễ hội sẽ tổ chức tại 3 địa điểm chính gồm: sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng và Công viên bờ Đông cầu Rồng (Khu đất đường Trần Hưng Đạo – Lý Nam Đế); Sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Tây cầu Rồng (Đối diện VTV8); Sàn cảnh quan phía Nam, bờ Tây cầu Rồng (Đối diện Bảo tàng Điêu khắc Chăm) với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ, nhằm gia tăng trải nghiệm và tạo dấu ấn đặc biệt đối với người dân, du khách trong khoảnh khắc đón năm mới 2025.

Sự kiện nhiều hoạt động vui chơi, giải trí độc đáo và mới lạ theo chủ đề Giáng sinh - Năm mới như: Không gian checkin Giáng sinh - Chào năm mới 2025 (17h00 - 22h30 từ ngày 14/12/2024 - 02/01/2025); Thắp sáng cây thông ánh sáng (19h30 ngày 14/12/2024) tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Tây cầu Rồng….

Đáng chú ý, khai mạc Lễ hội Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (17h00- 22h00 ngày 20/12/2024) tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng và Công viên bờ Đông cầu Rồng (khu đất đường Trần Hưng Đạo – Lý Nam Đế). Hoạt động này với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hòa quyện giữa sắc màu rực rỡ của không gian giáng sinh và không khí sôi động của các hoạt động tại Lễ hội kết hợp với hiệu ứng hình ảnh, âm thanh và ánh sáng sống động.

Lễ hội được kỳ vọng sẽ thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng vào dịp cuối năm.

Lễ hội được kỳ vọng sẽ thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng vào dịp cuối năm.

Lễ hội còn có diễu hành “Vui cùng ông già Noel” (19h00 ngày 20/12/2024) kết hợp đồng diễn nhảy và hát với sự tham gia hưởng ứng đồng diễn của các doanh nghiệp du lịch, người dân và du khách trong trang phục giáng sinh; Phiên chợ Giáng sinh - Chào năm mới 2025 tại Công viên bờ Đông cầu Rồng; không gian vui chơi giải trí và trải nghiệm tại bờ Đông cầu Rồng; chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức hằng đêm tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng; tặng quà Vui cùng ông già Noel tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng…

Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng thông tin về lễ hội.

Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng thông tin về lễ hội.

Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết, năm nay, ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả mong đợi với nhiều chương trình và lễ hội hấp dẫn.

Để du khách và người dân có thêm nhiều trải nghiệm khi đến Đà Nẵng, thành phố sẽ lần đầu tiên tổ chức lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình hấp dẫn kéo dài trong 20 ngày.

“Chúng tôi đã chuẩn bị khoảng 100 ông già Noel và sẽ tăng lên nhiều hơn nữa khi có các doanh nghiệp đồng hành trong sự kiện diễu hành. Hứa hẹn đây sẽ là điểm nhấn nổi bật cho người dân và du khách vui chơi”, bà An chia sẻ.

Đọc thêm

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội
(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.