Nhìn lại vụ thảm sát cuồng vọng và man rợ của Khmer Đỏ

Chị Dương Thị Niên (Tây Ninh) đau xót trước cảnh nhà cửa bị bọn Khmer Đỏ tàn sát, đốt phá.
Chị Dương Thị Niên (Tây Ninh) đau xót trước cảnh nhà cửa bị bọn Khmer Đỏ tàn sát, đốt phá.
(PLO) -Tiếp tục mưu đồ, mục đích chính trị phiêu lưu, cuồng vọng, được sự hậu thuẫn của nước ngoài cả về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao quốc tế, Khmer Đỏ liên tục tổ chức xâm lấn biên giới Việt Nam, thực hiện các hành vi thảm sát người dân Việt Nam ở Tây Nam Bộ, Tây Ninh và Tây Nguyên cực kỳ man rợ.

Lấn chiếm, xâm thực biên giới

Cuối năm 1975, đầu 1976, quân Pol Pot xâm lấn vùng Sa Thầy (Kon Tum), phía Nam đường 9 và đêm 3/1/1976, chúng cho quân vào làng Sộp đốt hết nhà, cướp hết tài sản và bắt đi 130 người dân của làng. Ngày 25/2/1976, Pol Pot bất ngờ tấn công đồn Công an nhân dân vũ trang số 7 và 8, tỉnh Đắk Lắk (nay là Đồn Đắk Dang, Đắk Nông).

Các nơi khác dọc biên giới cũng liên tiếp xảy ra các hoạt động khiêu khích của lực lượng vũ trang Campuchia như: Ra sát biên giới xâm canh, lấn đất; bắn vào các đội tuần tra của Công an nhân dân vũ trang; uy hiếp nhân dân làm ăn, đi lại trên các sông rạch gần đường biên giới; tổ chức những cuộc tập kích, đốt phá, bắt cóc, gài mìn, ném lựu đạn... nhất là ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Sông Bé...

Cuộc tấn công có quy mô lớn trên đất liền đầu tiên của quân Khmer Đỏ vào lãnh thổ của Việt Nam sau đợt chiếm đóng trái phép đảo Thổ Chu, được thực hiện vào tháng 4/1977. Quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu vào nội địa lãnh thổ Việt Nam tới 10km, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát rất nhiều dân thường. 

Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25/9/1975, lần này, 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.

Trong cuốn “Hun Sen - Người con của Campuchia” của Harish và Julie Mehta đã ghi lại lời kể của Hun Sen: Vào một ngày cuối năm 1976, Hun Sen nhận lệnh chuẩn bị lực lượng sẵn sàng vào 2 giờ sáng. Hun Sen đoán mình sẽ được chỉ thị tấn công quân Việt Nam vì đang đóng quân không xa biên giới với Việt Nam.

Lúc 11 giờ, Hun Sen được cho biết sẽ có lệnh đi tiêu diệt một cuộc nổi dậy của cộng đồng Hồi giáo ở Kroch Chhmar. Hun Sen nhớ lại: “Tôi từ chối mệnh lệnh đó bằng cách viện cớ mình phải trở lại bệnh viện vào ngày hôm sau. Tôi quay lại bệnh viện và các lực lượng của tôi không bị đưa đi tấn công những người theo đạo Hồi”.

Hai tháng trước khi ra viện, Hun Sen đã nhận lệnh tấn công quân VN trên ba phòng tuyến dọc theo biên giới kéo dài 30km giữa Campuchia - Việt Nam. Hun Sen kể: “Tôi chỉ huy một tiểu đoàn, còn một tiểu đoàn do Heng Samrin chỉ huy. Tôi đã trì hoãn cuộc giao chiến ấy cho tới khi trốn thoát. Chúng tôi lấy cớ là mình không thể tấn công vì thiếu thông tin quân báo”.

Thảm sát Tây Ninh

Vụ thảm sát ở Tân Biên là một trong những điển hình về sự tàn bạo, man rợ của quân Khmer Đỏ gây ra đối với người dân ở Tân Biên. Vào đêm 24/9/1977, tại cây số 39, lính Pol Pot gần như giết sạch cả ấp Tân Thành, vốn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất của xã Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh), chỉ còn có 3 người sống sót.

Ông Phạm Văn Cần ở trung tâm xã Tân Lập kể lại: Bố mẹ, anh em, những người thân khác trong gia đình của ông từ trước đến giờ vẫn buôn bán ở cây số 39, bọn ác thú giết sạch không còn một ai. Một người đàn bà tên Thêm thoát chết trong vụ này đã phát điên vì bóp mũi đứa con mới 4 tháng tuổi để cứu cả nhà. Khi quân Pol Pot đến, mọi người chen nhau xuống hầm cạnh nhà chạy trốn.

Quân Khmer Đỏ kéo đến, sục sạo khắp nơi rồi lôi từng người ra bắn; một số tên lôi phụ nữ ra, lột sạch quần áo và hãm hiếp rồi cầm cái dùi gỗ đập thẳng vào đỉnh đầu. Một đứa bé thấy người phụ nữ nằm yên thì bò lại ngậm vào vú. Một tên lính Pol Pot cầm mũi giáo chọc thẳng xuống, nhấc bổng lên trời, rồi ném cả ngọn giáo lẫn đứa bé xấu số vào đống lửa đang bùng cháy. 

Ông Đinh Trọng Vinh, cựu chiến binh Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4), một trong những nhân chứng từng làm nhiệm vụ tại Tây Ninh thời điểm sau giải phóng miền Nam kể lại trong bài “Những tội ác không tưởng tượng nổi của Khmer Đỏ”:

Vào lúc 0h15 phút ngày 25/9/1977, đúng dịp toàn dân Việt Nam chuẩn bị Tết Trung thu, tập đoàn Pol Pot mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Chỉ riêng Tây Ninh, chúng đã tấn công trên một đoạn biên giới dài hơn 200km, sâu vào nội địa tỉnh nhà 10km, trong phạm vi 7 xã thuộc 3 huyện Tân Biên, Châu Thành và Bến Cầu.

Người dân Campuchia chạy sang Việt Nam để tránh bị quân Khmer Đỏ tàn sát và hành quyết.
Người dân Campuchia chạy sang Việt Nam để tránh bị quân Khmer Đỏ tàn sát và hành quyết.

Chúng đốt phá nhà cửa, trường học, cướp của, tàn sát đồng bào ta rất dã man. Trong đó, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là nơi chúng tập trung đánh phá nặng nề và ác liệt nhất. Chúng tổ chức thành 9 mũi lén lút bao vây tấn công nhiều điểm thuộc 5 ấp:

Tân Khai, Tân Chánh, Tân Thạnh, Bảy Bàu và Chằng Riệc của xã Tân Lập. Chúng chia một lực lượng để bao vây, khống chế các đồn biên phòng, các chốt và vị trí quân sự của ta. Đại bộ phận còn lại tràn vào làng tàn sát đồng bào.

Ông Đinh Trọng Vinh thuật trong bài: “Một số ít dân chúng sống sót, gồng gánh chạy loạn kể lại, bọn ác thú sử dụng các loại vũ khí từ đao, búa đến các loại súng, lựu đạn… để tàn sát. Hành động của chúng vô cùng man rợ: chặt đầu, chặt tay chân, chặt người ra nhiều khúc, mổ bụng, moi gan, xé xác trẻ em ném vào lửa, đập đầu hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng phụ nữ có thai, cắt cổ lấy máu, rạch miệng, ném xác người xuống giếng, chôn sống, tàn sát tập thể nhiều gia đình...

592 người dân vô tội ở Tân Lập đã bị chúng sát hại, những thi thể la liệt, chất chồng khắp nơi. Những đám cháy bốc lên mùi thịt người khét lẹt. Tại Trường Tiểu học Tân Lập, xác những cô giáo trẻ, các em học sinh bị lính Khmer Đỏ sát hại nằm ngổn ngang trên sân trường.

Chúng không bắn mà dùng sạc lai (một loại dao phát cỏ) và búa đập đầu, cắt cổ; có những thi thể bị xẻ làm đôi. Các cô giáo trẻ bị chúng xé nát quần áo, hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào cửa mình cho đến chết.

Thảm sát Ba Chúc

Thảm sát tại Ba Chúc do bọn Pol Pot thực hiện là đỉnh điểm tội ác đối với nhân dân Việt Nam. 

Từ giữa năm 1977 đến đầu năm 1978, trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần. Từ ngày 15/4/1978, mỗi ngày ông cùng dân làng đếm được từ 1.000 – 2.000 quả pháo do bọn Pol Pot nã vào Ba Chúc.

Ngày 17/4/1978, sau khi bắn pháo, bọn Pol Pot chia làm 2 cánh quân đánh sâu vào Ba Chúc. Một cánh quân chiếm xã An Lập (phía đông Ba Chúc), một cánh quân đánh chiếm ấp An Bình dưới chân núi Dài. Ông Dương Văn Giàu, hiện là thủ nhang chùa Tam Bửu và là người trực tiếp chứng kiến thảm cảnh do bọn Pol Pốt gây ra với nhân dân Ba Chúc, đã kể lại:

“Biết người dân trú trong chùa, bọn Pol Pot bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, xác chồng chất lên nhau. Lúc đó, trong chùa vẫn có hơn 800 người trú ngụ. Mọi người đưa 20 người bị thương ra ngoài, tìm cách đưa đi chữa trị, nhưng bọn Pol Pot bao vây kín mít, không còn đường thoát, nên lại phải quay về chùa.

Hôm sau, chúng khép kín vòng vây chùa, bắt 800 người, phân thành từng nhóm, dắt đi nơi khác thủ tiêu. Có 4 người già yếu, thương nặng không đi được, chúng bắn chết luôn trong chùa, rồi phóng hỏa đốt chùa”. 

Ngày 18/4/1978, tại cánh đồng cạnh cây cầu sắt Vĩnh Thông, bọn Pol Pot đã thực hiện cuộc hành quyết nhân dân ta vô cùng man rợ. Chúng áp tải nhân dân từ chùa Tam Bửu ra cầu sắt Vĩnh Thông, bắt bà con lột hết nữ trang, rồi đẩy từng tốp 20-30 người đến gò đất gần cây cầu để giết hại.

Chúng đập chết đàn ông, người già bằng gậy gỗ mun, bắn chết bằng súng. Phụ nữ có chút nhan sắc bị chúng cưỡng hiếp tại cánh đồng, cạnh các xác chết; cưỡng hiếp xong cũng giết luôn bằng cây gậy xiên qua người. 

Một trong hai nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát này kể lại: Bọn “ác thú” không còn tính người này còn chơi trò giết hại trẻ em theo kiểu tàn khốc nhất. Không còn hành động man rợ nào mà chúng không đem ra làm trò tiêu khiển. Bọn Pol Pot hành quyết bằng gậy gỗ mỏi tay quá, nên chuyển sang bắn và khi súng nổ vang rền, cả nhóm người đổ ập xuống.../. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.