Nhìn lại thập kỷ thực hiện mục tiêu vì khí hậu, môi trường

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được ban hành ngày 03/6/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI, đề ra những quyết sách lớn của Đảng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta. Hiện tại là điểm mốc quan trọng để đánh giá công tác này sau 10 năm thực hiện, đồng thời đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới.

Tầm quan trọng của Nghị quyết số 24-NQ/TW

Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã khẳng định những công tác này “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”.

Theo đó, Nghị quyết xác định biến đổi khí hậu (BĐKH) và môi trường đều là vấn đề toàn cầu. Trong đó, ứng phó với BĐKH vừa là thách thức vừa tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng phát triển bền vững; còn bảo vệ môi trường (BVMT) vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

Ngày 9/8, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Viện Hanns Seidel Foundation (HSF) đã tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực miền Bắc về Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết đánh giá Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW là một đề án lớn có phạm vi rất rộng.

Được biết, quá trình tổng kết Nghị quyết đã được triển khai sâu, rộng từ các Đảng ủy, Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng ở Trung ương đến các Tỉnh ủy, Thành ủy ở các địa phương. Dự thảo Báo cáo Đề án được tổng hợp từ: các báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của 31/31 Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng các Ban đảng, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 61/63 Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương và kết quả tham vấn các bên liên quan.

Tiếp đó, ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chủ trì Hội thảo chuyên đề Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Nghị quyết đã đề ra những quyết sách lớn của Đảng trong ba công tác: ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT ở nước ta. Cụ thể, Nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm và các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 hướng đến năm 2050; 4 nhóm nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, BVMT; và 5 nhóm giải pháp.

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Theo đánh giá chung, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, công tác ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT đã được quan tâm, chú trọng hơn; Đảng ta đã tiếp tục ban hành 06 Nghị quyết có liên quan. Môi trường được coi là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thể chế, chính sách được hoàn thiện thêm một bước với những tư duy mới, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng của thời đại.

Ứng phó với BĐKH nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, từng bước chuyển từ coi thích ứng là trọng tâm sang kết hợp giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng cơ hội để hướng tới nền kinh tế xanh, carbon thấp. Tài nguyên được điều tra, đánh giá, được quản lý bền vững hơn, được phân bổ theo tín hiệu thị trường thông qua đấu giá quyền sử dụng, quyền khai thác. Tư duy về BVMT được chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm lớn. Kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa, tạo lập điều kiện để phát triển.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đánh giá: “Năm nay đánh dấu nửa chặng đường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG. Nhìn lại, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong thực hiện các mục tiêu này, đặc biệt là các mục tiêu liên quan đến nghèo đói, giáo dục, nước sạch, cơ sở hạ tầng, bất bình đẳng và quan hệ đối tác”.

Ngoài ra, theo số liệu khảo sát của PAPI, sau 6 năm, mức độ hài lòng của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường đã được cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 2016, môi trường là vấn đề người dân lo lắng thứ 2 thì đến năm 2021 ở mức thứ 10. Các chỉ số về bảo vệ môi trường đã đóng góp quan trọng đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam ở vị trí 51/165 quốc gia và vùng lãnh thổ tăng 37 bậc so với năm 2016.

Tuy nhiên, những hạn chế, thiệt hại do thiên tai vẫn còn lớn, diễn biến và các tác động của BĐKH ngày càng gia tăng; việc khai thác tài nguyên còn chưa thực sự bền vững, việc sử dụng chưa thật tiết kiệm, hiệu quả; cường độ sử dụng tài nguyên, năng lượng còn ở mức cao so với thế giới; xu hướng ô nhiễm môi trường còn tiếp diễn, suy thoái đa dạng sinh học chưa được ngăn chặn.

Bên cạnh đó, từ khi Nghị quyết ra đời đến nay, bối cảnh thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần được xem xét, cập nhật các vấn đề đang nổi lên để tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết quan trọng này.

Theo Kế hoạch, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 02 Hội thảo tham vấn Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW tại khu vực miền Trung và miền Nam trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Xây dựng tiếng nói chung trước thềm đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

(PLVN) -  Trước thềm Hội nghị Liên chính phủ đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, phiên thứ 5 (INC-5) (sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến 01/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc), Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Hướng tới Busan - Kịch bản cho Việt Nam” đã được tổ chức với mục tiêu tham vấn và xây dựng phương án đàm phán, kịch bản của Việt Nam.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.