Nhiều tồn tại trong quản lý nợ công

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Báo cáo về kiểm toán ngân sách nhà nước 2014 được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố ngày hôm qua 26/8, cho thấy  nợ công của Việt Nam  đến 31/12/2014 đã tăng  hơn 17% so với năm 2013. KTNN cũng chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nợ công...

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015 và kiểm toán ngân sách nhà nước (NSNN) 2014, ông Đào Văn Dũng – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cho biết: “Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng làm cơ sở để KTNN xác nhận số dư nợ công đến 31/12/2014 tại Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2014”.

Theo kết quả kiểm toán, dư nợ công đến 31/12/2014  là 2.284.882 tỷ đồng (Nợ Chính phủ 1.826.777 tỷ đồng, bằng 46,4% GDP, chiếm 79,95% nợ công; nợ được Chính phủ bảo lãnh 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,5% nợ công; nợ chính quyền địa phương 35.465 tỷ đồng, chiếm 1,55% nợ công), bằng 58,02% GDP, tăng 17,1% (333.377 tỷ đồng) so với năm 2013 (năm 2013 là 1.951.505 tỷ đồng). 

Báo cáo kiểm toán giải thích số liệu nợ trong báo cáo kết quả kiểm toán là số liệu tổng hợp trên cơ sở Báo cáo của Bộ Tài chính và điều chỉnh một số khoản theo kết quả kiểm toán. Kiểm toán không được cung cấp đầy đủ bằng chứng để KTNN xác nhận số nợ công.

Báo cáo của KTNN dẫn chứng: Số dư đầu kỳ (31/12/2013) của hầu hết danh mục nợ công tại "Báo cáo các chỉ tiêu giám sát nợ công năm 2014" của Bộ Tài chính không phù hợp với số liệu tại "Báo cáo giám sát nợ công năm 2013". Tuy nhiên, Bộ Tài chính chưa làm rõ đầy đủ nguyên nhân chênh lệch trên. Ngoài ra, một số khoản vay trong nước, Bộ Tài chính chỉ cung cấp cho KTNN số liệu tổng hợp, chưa cung cấp các tài liệu về hạch toán, theo dõi chi tiết đối với từng khoản vay. 

Mặc dù ghi nhận chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nợ công trong năm 2014 đã từng bước được tăng cường. Song, KTNN vẫn chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nợ công. 

Kết quả kiểm toán cho thấy danh mục nợ công tuy phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công nhưng có thể bị trùng lặp hoặc chưa đầy đủ các khoản nợ của Chính phủ; công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu, thống nhất trước khi tổng hợp, lập báo cáo; tốc độ nợ công tăng nhanh (theo báo cáo của Bộ Tài chính, dư nợ công giai đoạn 2010-2014 tăng bình quân 18,6%/năm; đến 31/12/2015 nợ công chiếm khoảng 62,2% GDP và nợ Chính phủ khoảng 50,3% GDP). 

KTNN cũng chỉ ra việc giao kế hoạch vốn ngoài nước của Bộ KH&ĐT chưa phù hợp với đăng ký nhu cầu vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, chưa đảm bảo theo tiến độ của các dự án, dẫn đến giải ngân ngoài dự toán lớn là nguyên nhân chính làm tăng bội chi ngân sách, phá vỡ kế hoạch NSNN đã được Quốc hội thông qua.

Số liệu của Kho bạc Nhà nước cho thấy, số giải ngân năm 2014 của: Các Bộ, cơ quan TW là 13.074 tỷ đồng, vượt 82,8% (5.922 tỷ đồng) kế hoạch (7.152 tỷ đồng); 63 địa phương là 14.658 tỷ đồng, vượt 90,3% (6.958 tỷ đồng) kế hoạch (7.700 tỷ đồng).

Một vấn đề được KTNN nêu lên là 41/43 dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản. Trong khi đô, các DN được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá và lãi suất.

Đặc biệt, nhiều dự án vay lại và vay được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ. Đến 31/12/2014, dư nợ của các dự án cho vay lại có nợ quá hạn tương đương trên 1,29 tỷ USD, chiếm 10,06% tổng dư nợ. Theo thống kê, 10 dự án được Chính phủ bảo lãnh đã phải ứng vốn từ Quỹ tích lũy để trả nợ với số dư tương đương 4.703 tỷ đồng, trong đó 8 dự án có nợ ứng vốn quá hạn tương đương 1.792 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo, cả lãnh đạo KTNN, điện diện Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đều khẳng định mặc dù công tác quản lý nợ công đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng những tồn tại được kiểm toán chỉ ra cho thấy cần phải có những đòi hỏi nghiêm khắc hơn với cơ quan chức năng, với công tác quản lý, nhất là  trong  bối cảnh ngân sách vẫn đang rất khó khăn, nợ công tiếp tục tăng cao... 

“Chúng tôi đã nói nhiều, kiến nghị nhiều, Chính phủ và các bộ đã có nhiều cải tiến nhưng đúng là kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. Chúng ta cần đồng cam trách nhiệm kiến nghị giải pháp đưa ra để có quy chế quản lý chặt chẽ...”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đặng Dũng phát biểu. 

Đọc thêm

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.