Nhiều giải pháp giúp đồng bào dân tộc Chứt phát triển kinh tế thoát nghèo

Được sự hướng dẫn của cấp chính quyền và Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh nhiều hộ dân ở bản Rào Tre biết cải tạo vườn. Ảnh: PV
Được sự hướng dẫn của cấp chính quyền và Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh nhiều hộ dân ở bản Rào Tre biết cải tạo vườn. Ảnh: PV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được Hà Tĩnh quan tâm đặc biệt nhờ đó mà năm qua đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, huyện Hương Khê đã biết chuyển đổi sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình.

Huyện Hương Khê là huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh có 4 xã biên giới, gồm: Hoà Hải, Phú Gia, Hương Vĩnh, Hương Lâm, với gần 51km đường biên chủ yếu là vùng đồi núi. Dân số trên 10 vạn người, trong đó có 293 hộ đồng bào, 1.061 nhân khẩu; các hộ dân tộc Lào, Mường đều sinh sống xen ghép với các hộ dân tộc Kinh; riêng đồng bào dân tộc Chứt hiện có 62 hộ, 210 nhân khẩu, nằm trong khu vực địa giới hành chính của xã Hương Liên và xã Hương Vĩnh.

Trong đó, tại bản Rào Tre thuộc địa bàn xã Hương Liên có 44 hộ, 153 nhân khẩu, sinh sống tại hai điểm (bản cũ có 33 hộ, bản mới có 11 hộ); tỷ lệ hộ nghèo 90,3%, cận nghèo 9,7%. Còn tại bản Giàng II thuộc địa bàn xã Hương Vĩnh có 15 hộ, 56 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo 86%, cận nghèo 0%.

Đời sống thu nhập chủ yếu dựa vào nghề đi rừng, sản xuất nông nghiệp và dựa vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước; sử dụng ngôn ngữ là tiếng Mã Liềng và tiếng Việt.

Đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre luôn được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh, huyện đến xã và các cơ quan đơn vị. Ảnh: PV

Đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre luôn được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh, huyện đến xã và các cơ quan đơn vị. Ảnh: PV

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh, huyện đến xã và lực lượng Bộ đội Biên phòng, hiện nay đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Hương Khê đa số đã biết tổ chức sinh hoạt theo cộng đồng và làm ăn kinh tế.

Các chính sách an sinh xã hội, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở bản Rào Tre và bản Giàng được xây dựng củng cố và phát huy hiệu quả.

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cắm bản hướng dẫn, giúp đỡ bà con dân tộc Chứt canh tác trồng lúa nước. Ảnh: PV

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cắm bản hướng dẫn, giúp đỡ bà con dân tộc Chứt canh tác trồng lúa nước. Ảnh: PV

Đến nay, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 32,2 triệu đồng/người/năm. 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%;

100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng, duy trì tốt 3 lễ hội và các hoạt động về văn hóa hằng năm của đồng bào dân tộc (Chăm cha bới, Tết lấp lỗ tại bản Rào Tre ở xã Hương Liên), (Lễ Cha - leng tại bản Giàng II ở xã Hương Vĩnh), có 1 làng bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

Ông Hồ Phương ở bản Rào Tre. Ảnh: PV

Ông Hồ Phương ở bản Rào Tre. Ảnh: PV

Ông Hồ Phương ở bản Rào Tre chia sẻ: Những năm trước đây đồng bào dân tộc Chứt chỉ thu nhập trang trại cuộc sống nhờ vào rừng, nay được quan tâm của các cấp chính quyền dân bản chúng tôi được hướng dẫn sản xuất lúa nước, trồng, trỉa hoa màu và chăn nuôi gia súc gia cầm nên đời sống cũng tốt lên”.

Ông Trần Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, do đặc thù và tập tục cũng như quá trình phát triển của đồng bào dân tộc Chứt, mặc dù được địa phương quan tâm tâm đặc biệt cho người dân nơi đây nhưng nhìn chung đời sống của bà con dân bản vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Những năm qua, các cấp, ngành, tổ chức luôn ưu tiên dành nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn vùng đồng bào sinh sống. Như hỗ trợ cây giống, kỹ thuật sản xuất, triển khai các hoạt động sinh kế hỗ trợ đồng bào ổn định sản xuất, đời sống.

Đồng bào dân tộc Chứt ở xã Hương Liên huyện Hương Khê được hỗ trợ xây chuồng chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: PV

Đồng bào dân tộc Chứt ở xã Hương Liên huyện Hương Khê được hỗ trợ xây chuồng chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: PV

Cũng theo ông Bảo, thông qua nguồn chính sách hỗ trợ, địa phương đã tập trung cải tạo đồng ruộng, đất canh tác tại khu vực ven sông Ngàn Sâu với diện tích 2,65 ha.

Đồng thời, tổ chức làm đất, xây dựng hàng rào, chuồng trại chăn nuôi, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con trồng cỏ, trồng ngô để chăn nuôi bò. Hiện nay bà con ở bản Rào Tre đã từng bước biết sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên thoát nghèo.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Trợ cấp gạo cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng: Chính sách nhân văn cần nhân rộng

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. (Ảnh minh họa: Nguồn - Báo lao động)
(PLVN) - Hỗ trợ gạo phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc rừng là một chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn miền núi, qua đó góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với xu thế về chống biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải do suy thoái và mất rừng.

Lâm Đồng: Đột phá trong công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Nguyễn Ngọc Phúc (đứng giữa) trong lần kiểm tra dự án hồ chứa nước Đông Thanh - công trình có ý nghĩa rất lớn đối với người dân huyện Lâm Hà.

(PLVN) -  Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm nhanh, bình quân mỗi năm từ 2-3%; 100% xã đạt chuẩn văn hóa; 98% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82,97%...Đó là những kết quả nổi bật trong công tác dân tộc tại địa phương được ông Nguyễn Ngọc Phúc - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.

Huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An): Xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhờ tiếp cận nhiều chính sách

Lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số huyện Quế Phong nhân ngày Đại đoàn kết
(PLVN) - Là huyện vùng núi cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, huyện Quế Phong có đường biên giới Việt – Lào dài 74,793km, với hơn 90% dân dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, cũng như các chính sách hỗ trợ người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Quế Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực…

Quảng Ninh chú trọng phát triển Đảng trong TKV đối với người dân tộc thiểu số

Lễ kết nạp đảng viên của Đảng bộ Công ty CP Than Mông Dương - đơn vị có nhiều thợ lò người dân tộc thiểu số đang làm việc.
(PLVN) -Cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Đảng bộ Than Quảng Ninh, đã chỉ đạo Đảng bộ các công ty khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn chú trọng thực hiện công tác phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động người dân tộc thiểu số nói riêng.

10 năm Lễ vinh danh học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc tiêu biểu 2023 - hành trình đến ước mơ

Các đại biểu trao Bằng khen cho các học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.
(PLVN) - Năm 2023 là năm thứ 10 Lễ tuyên duyên học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức, góp phần khẳng định chủ trương, chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đòn bẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Sốp Cộp vượt khó

Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, có gần 125 km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, với 8 xã, 24 bản biên giới, có 6 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống, trong đó hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái chiếm 62,47%; Mông 17,1%; Lào 9,54%; Khơ Mú 6,41%, Kinh 4,19%...).

Cầu nối tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa

 Hội nghị Tuyên truyền pháp luật thu hút đông đảo Người có uy tín trong cộng đồng tham gia.
(PLVN) - Tai thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò nòng cốt của mình, là cầu nối vững chắc giữa đồng bào dân tộc thiểu số với cấp ủy, chính quyền địa phương . Người có uy tín tại vùng cao Sa Pa đã góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh tích cực chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội CTĐ tỉnh trao nguồn vốn vay hỗ trợ sinh kế cho 10 hộ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà). Ảnh: Hội LHPN tỉnh cung cấp.
(PLVN) -Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền về chủ trương, chính sách bảo vệ vùng biên giới, nâng cao đời sống kinh tế, chăm sóc sức khỏe, thể chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào, đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng thiết yếu tại các xã biên giới.