Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức vào chiều 10/4.

Dịch bệnh truyền nhiễm toàn cầu diễn biến phức tạp

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, Tổ chức Y tế thế giới gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Năm 2022 toàn cầu ghi nhận hơn 62.000 ca mắc ho gà, tăng 111,5% so với năm 2021. Từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận tình trạng gia tăng các ca mắc ho gà tại Hà Lan, Vương quốc Anh, Philippines...

Bệnh sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO) cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng ở Trung và Nam Mỹ khi số ca bệnh khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, trong thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, công tác phòng chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ.

Các bệnh truyền nhiễm lưu hành cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, tại nước ta một số bệnh có vaccine phòng bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, đã bắt đầu có xu hướng tăng, bệnh sởi ghi nhận tại Hà Tĩnh, Sơn La, Cà Mau, Bình Thuận, Thanh Hóa...; bệnh ho gà ghi nhận tại Nghệ An, Hà Nội, TP HCM...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Trần Minh

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Trần Minh

Cảnh giác với dịch bệnh tái nổi và mới nổi

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, số ca mắc tay chân miệng tích lũy đến ngày 7/4/2024, cả nước ghi nhận 10.196 ca, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, miền Nam ghi nhận trên 7.500 ca (chiếm 74,1%); miền Bắc ghi nhận trên 1.300 ca (chiếm 13,3%); miền Trung ghi nhận trên 1.000 ca (chiếm 9,8%); Tây Nguyên ghi nhận trên 200 ca (chiếm 2,8%). Số mắc chủ yếu ghi nhận trong cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.

Về tình hình sốt xuất huyết, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 14.542 ca, giảm 41,9% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, miền Nam ghi nhận trên 8.100 ca (chiếm 56,1%); miền Trung ghi nhận trên 4.700 ca (chiếm 32,9%); miền Bắc ghi nhận trên 800 ca (chiếm 6 %); Tây Nguyên ghi nhận trên 700 ca (chiếm 5%).

Về tình hình dịch cúm A(H9N2), theo báo cáo, từ đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận 1 ca mắc cúm A (H9N2) trên người tại Tiền Giang. Đây là ca trên người đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam. Theo báo cáo, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận 98 ca bệnh từ năm 2015 đến nay, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc có triệu chứng nhẹ và vừa, 2 trường hợp tử vong là người có bệnh nền.

Về các dịch bệnh đã có vaccine dự phòng, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Các ca mắc ghi nhận trong năm, có xu hướng cao trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

Thông tin thêm về chùm ca bệnh sởi tại huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh, ông Đức cho biết kết quả phân tích 12 ca bệnh cho thấy 7/12 (58,4 %) đã được tiêm 2 mũi vaccine sởi, tuy nhiên vẫn mắc. Các trường hợp này đều có biểu hiện nhẹ và đã ra viện; 3/12 ca bệnh không rõ tình trạng tình trạng, chỉ có 1 trường hợp chưa đến độ tuổi tiêm chủng; 1 trường hợp chưa tiêm chủng.

“Tỷ lệ tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm trong giai đoạn dịch COVID-19, trong khi sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng”, ông Đức lý giải nguyên nhân đồng thời nhận định trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong nhiều năm qua.

Về ho gà, đến nay cả nước đã ghi nhận 118 ca mắc, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023. Riêng tại Hà Nội trong số 48 ca mắc chủ yếu dưới 3 tháng tuổi (38/48 trường hợp, chiếm 79%), có 47/48 trường hợp chưa tiêm/chưa đến lịch tiêm vaccine có thành phần ho gà, trong đó 27 trường hợp dưới 2 tháng tuổi, chưa đến lịch tiêm chủng; chỉ có 1/48 trường hợp được tiêm 2 mũi vaccine có thành phần ho gà.

“Đây cũng là bệnh thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong nhiều năm qua và cả ở nhóm trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng”, ông Đức cho hay.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.