Nhiều công trình nước sạch ở Hòa Bình “đắp chiếu”

Các công trình nước sạch thuộc Chương trình 134 đã mang lại niềm vui cho người dân tỉnh Hòa Bình khi nguồn nước sạch được dẫn về đến làng đã chấm dứt cảnh một dòng suối, trâu đằm, vịt lội ở trên, bà con lấy nước phía dưới về dùng. Tuy nhiên, hiện có nhiều công trình bỏ hoang.

Những năm qua, các công trình nước sạch thuộc Chương trình 134 đã mang lại niềm vui cho người dân tỉnh Hòa Bình khi nguồn nước sạch được dẫn về đến làng đã chấm dứt cảnh một dòng suối, trâu đằm, vịt lội ở trên, bà con lấy nước phía dưới về dùng. Tuy nhiên…

Người dân kêu khát

Từ trung tâm huyện Cao Phong đi qua các xã Tân Phong, Đông Phong, chúng tôi chứng kiến gần chục công trình nước bỏ hoang, nằm phơi mưa nắng mặc cho cỏ dại, rêu phong mọc um tùm... “Không hiểu họ làm ăn kiểu gì, thi công xong phải kiểm tra, giám sát hoặc khắc phục sự cố, đằng này làm xong coi như hết trách nhiệm, chẳng xem công trình có nước hay không?”, anh Bùi Văn Thông, xóm 4, xã Tân Phong, huyện Cao Phong bức xúc. 

hfghb
Gần chục công trình nước bỏ hoang, nằm phơi mưa nắng mặc cho cỏ dại, rêu phong mọc um tùm.

Chỉ tay về phía bể chứa nước hư hỏng, chung quanh cây cỏ mọc lúp xúp, anh Thông cho hay, nhiều công trình được hoàn thành nay luôn ở tình trạng “đắp chiếu”, không người trông coi, ống dẫn nước sét rỉ, một số thiết bị bị phá hỏng, tháo gỡ...

“Người dân bức xúc vì thiếu nước sạch sử dụng nhưng do ngân sách eo hẹp, xã không có tiền khắc phục. Do vậy, nhiều công trình hư hại bỏ phế nhiều năm, không sử dụng được. Để có nước dùng, 22 gia đình quanh đây đã góp tiền đầu tư ống dẫn nước từ nguồn về, rồi luân phiên nhau đưa nước vào bể của từng hộ”, chị Bùi Thị Xôi, thôn 2, xã Tân Phong, huyện Cao Phong nói.

Còn theo ông Bùi Văn Phú, xóm Quảng Ngoài, xã Đông Phong, huyện Cao Phong, nhiều khi nước đầu nguồn chảy tràn lênh láng, phía cuối nguồn lại không có một giọt vì người dân phía đầu nguồn phá hỏng van, xả nước vào ruộng nhà mình. Nhiều công trình nước sinh hoạt bị bỏ hoang vào mùa khô vì không có nước.

Vào mùa mưa, tuy đã qua bể chứa, bể lọc, nhưng nước vẫn không đảm bảo vệ sinh, gây ngứa ngáy, nên người dân chỉ dùng để rửa cuốc xẻng, tay chân khi đi làm nương về.

Tại TP Hòa Bình, ông Nguyễn Văn Sỏn, Trưởng xóm 5, xã Sủ Ngòi cho biết: “Hiện, người dân xóm 5 phải chịu hai áp lực, mất nước và mất điện. Khi ấy, hơn 80 hộ dân nơi đây lại nháo nhào đi mua nước sinh hoạt hoặc kéo nhau đến nhà người quen tắm nhờ. Nhiều hộ nghèo không có tiền mua nước sinh hoạt đành sử dụng nước ô nhiễm, mụn nhọt mọc đầy người”.

“Chúng tôi phải dẫn nước từ những vũng bùn lầy còn đọng nước ô nhiễm về để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Cả ngày hứng được một xô nước bẩn, tắm vào ngứa ngáy, ghẻ lở hết cả người”, ông Nguyễn Thanh Kim, 75 tuổi, người dân xóm 5 phân trần.

Chính quyền đổ lỗi

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong, ông Bùi Văn Yên: Do trước đây, nhiều hộ được Nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng các nguồn nước sạch phân tán nên nay có nước tập trung, họ hầu như không đến sử dụng. Hầu hết các công trình được xây dựng đều xuất phát từ sự bức xúc và kiến nghị của địa phương. Nơi nào địa phương kêu nhiều thì ưu tiên đầu tư trước, nơi nào lãnh đạo không kiến nghị thì không đầu tư.

Do các xã có chỉ tiêu nên cứ làm, nếu không sẽ bị cắt. Làm rồi mới biết lãng phí, không hiệu quả. Điều đó dẫn đến thực trạng nơi cần không có - nơi có không cần, do vậy không những không đem lại hiệu quả mà còn gây thất thoát ngân sách của Nhà nước. 

Ông Yên cho rằng, tình trạng nhiều công trình ngưng hoạt động từ nhiều năm nay là do yếu tố khách quan, thời tiết nắng hạn kéo dài cộng với yếu tố chủ quan khi chủ đầu tư khảo sát không sát với địa hình.

Công trình được thi công vào mùa mưa, đơn vị thi công chỉ khoan 1 mũi thăm dò, thấy có nước là lắp đặt luôn mà không để ý đó là mạch nước “ăn ngang”. Bới vậy, cứ đến mùa khô là người dân lại “khát”. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí các công trình cấp nước như công tác quản lý, chất lượng nước quá kém dân không sử dụng, dân không đóng tiền nước nên không có kinh phí chi trả tiền điện và chi lương cho nhân viên vận hành...

Về thực trạng các công trình bị hư hại, bà Phạm Thị Loan, Phó Phòng Dân tộc huyện Cao Phong lý giải: Các công trình nước sạch rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” nên hiệu quả sử dụng thấp, xuống cấp nhanh. Nguyên nhân chính là do ý thức của một bộ phận người dân còn kém trong việc quản lý, bảo vệ công trình, bởi chỉ sau một thời gian, nhiều vòi, van vặn đã bị đập, tháo đi mà không ai chịu đóng góp tiền để mua mới. Hơn nữa, một số hộ dân tự ý tự ý đục đường ống nước dẫn thẳng vào nhà nên các đường ống bị hỏng nghiêm trọng.

Bà Loan cho biết thêm, quy trình thực hiện đầu tư các công trình nước sạch, từ khâu lựa chọn thỏa thuận địa điểm xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, thi công công trình, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đều có sự tham gia của chính quyền cơ sở cấp xã.

Tuy nhiên, khi đưa công trình vào vận hành khai thác thì một số chính quyền cơ sở lại lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý, khai thác công trình, cộng với ý thức kém của người dân đã dẫn tới nhiều công trình, nhất là công trình nước sinh hoạt tập trung không phát huy được hiệu quả.

Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình gửi đoàn kiểm toán về tình hình thực hiện Chương trình 134 năm 2005-2010, kinh phí hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung là 79.612 triệu đồng; hỗ trợ nước phân tán 5539 triệu đồng.

Thu Hồng

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?