Nhiệm vụ đột phá

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - “Tăng cường cải cách, cắt giảm tối đa thủ tục, giảm xin - cho, giảm chi phí tuân thủ; chống sách nhiễu, tạo thuận lợi cho người dân và DN; phân cấp, phân quyền cho cấp nào thực hiện tốt nhất đi cùng phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường giám sát, kiểm tra...”. Đây là một số nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.

Đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật thứ 8 trong năm 2023 của Chính phủ. Hoàn thiện thể chế đã và đang là đột phá chiến lược.

Thủ tướng luôn nhắc nhở phương châm hành động linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả. Để làm được điều này, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền thực thi ngay phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được Thủ tướng phê duyệt theo nguyên tắc một văn bản sửa nhiều văn bản...

Trong quá trình tháo gỡ những bất cập trong chính sách, nhiều kiến nghị của các hội, hiệp hội, ý kiến phản ánh của các chuyên gia trên các diễn đàn báo chí có những đóng góp rất quan trọng.

Gần đây, 14 hiệp hội góp ý dự thảo định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs) và các kiến nghị để thực thi tái chế hiệu quả. Theo đó, khoản chi phí này đang gây nhiều khó khăn cho DN. Các hiệp hội đề xuất điều chỉnh định mức chi phí tái chế hợp lý hơn.

Bộ TN&MT là đơn vị được giao ban hành định mức tái chế cụ thể cho từng loại sản phẩm, bao bì với chu kỳ điều chỉnh 3 năm một lần đã trả lời kịp thời; tuy còn một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế.

Cần ghi nhận, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, trọng tâm là hệ thống pháp luật. Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát số lượng lớn văn bản, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý nhiều quy định để phù hợp với Hiến pháp; hệ thống hóa để xác định và công bố chính xác các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trên cả nước, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.

Nhiệm vụ xây dựng đất nước tiếp tục đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ mới với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật.. Vì vậy, gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật cần phải thực sự hiệu quả hơn nữa, cần phản ánh đầy đủ, kịp thời nhu cầu thực tiễn. Tính khả thi của văn bản ban hành phải đánh giá tác động và các điều kiện bảo đảm thi hành và có cơ chế để người dân giám sát thi hành.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...