Cần vai trò “nhạc trưởng” của “siêu” ủy ban

Hoạt động khai thác dầu khí của PVN - một tập đoàn có doanh thu và đóng góp ngân sách nhà nước rất lớn của CMSC.
Hoạt động khai thác dầu khí của PVN - một tập đoàn có doanh thu và đóng góp ngân sách nhà nước rất lớn của CMSC.
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đỗ Thành Trung, với việc quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty (TĐ-TCT) nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cần thực hiện vai trò của người “nhạc trưởng” trong việc điều phối, huy động nguồn lực của các TĐ-TCT phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

5 năm tăng vốn sở hữu hơn 0,1 triệu tỷ đồng

Thông tin tại Tọa đàm “Quản lý vốn Nhà nước tại DN: Nhìn lại và hướng tới”, ông Phạm Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (CMSC) đánh giá, sau 5 năm chuyển về “siêu” ủy ban, 19 TĐ-TCT nhà nước tăng trưởng tốt, có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, qua đó cho thấy việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là phù hợp.

Cụ thể, so với năm 2018 (thời điểm chuyển về CMSC), đến cuối năm 2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 TĐ-TCT đã tăng từ hơn 1 triệu tỷ đồng lên hơn 1,1 triệu tỷ đồng; Tổng tài sản hợp nhất cũng tăng từ hơn 2,36 triệu tỷ đồng lên gần 2,5 triệu tỷ đồng. Tính riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của 19 TĐ-TCT đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018)…

Cũng theo số liệu của CMSC, sau 5 năm chuyển về CMSC, 19 TĐ-TCT này đã phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Cũng trong giai đoạn 2018 - 2023, CMSC đã chỉ đạo, phối hợp với các TĐ-TCT thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển với tổng giá trị đầu tư ước đạt gần 770 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của CMSC thẳng thắn thừa nhận, khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn nhà nước, trong mô hình ủy ban cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐ-TCT còn nhiều thách thức, đang ảnh hưởng đến tiến độ nhiều kế hoạch sản xuất, đầu tư, kinh doanh, trong đó nhiều dự án trọng điểm, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế…

Cụ thể, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản được Nhà nước giao trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, kiểm soát chất lượng thông qua lựa chọn và kiểm soát nhà thầu, xử lý phát sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các dự án lớn, quan trọng; Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư của các TĐ-TCT chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực; Chưa có các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghệ cao, công nghệ lõi, có tính chất lan tỏa hoặc có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng DN.

Đặc biệt, hoạt động đầu tư chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp, liên kết, tận dụng thế mạnh của hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong các lĩnh vực để thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, đặc biệt là vấn đề thu xếp vốn cho dự án.

Ngoài ra, một số dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản hoặc các dự án đầu tư tại các quốc gia bất ổn về chính trị,… dẫn đến thua lỗ trong nhiều năm, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

Doanh nghiệp nhà nước cần làm việc lớn, việc khó

Tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung cho rằng, các TĐ-TCT có hiệu quả hoạt động tốt nhưng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Chất lượng, hiệu quả của DNNN chủ yếu xuất phát từ những DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả ở các ngành, lĩnh vực có lợi thế tự nhiên như khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc thống lĩnh thị trường do lịch sử để lại như viễn thông, tài chính tín dụng mà chưa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và năng lực đổi mới sáng tạo…

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá, DNNN đang chậm chuyển mình trong thời đại, bối cảnh mới; vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét… Từ đó, lãnh đạo Bộ KH&ĐT đề xuất, cần đánh giá lại vị thế, vai trò của DNNN, làm rõ mục tiêu sắp xếp, cải cách khu vực DNNN phù hợp với tình hình thực tế của đất nước; Cần đưa ra các định hướng đổi mới phương thức quản lý phần vốn nhà nước của DN theo hướng tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong bối cảnh mới, đặc biệt là giải pháp nào nâng cao vai trò của CMSC tại DN.

“Với việc quản lý 19 TĐ-TCT nhà nước lớn, nắm giữ 1,1 triệu tỷ đồng trong tổng số 3,7 triệu tỷ đồng tài sản của toàn bộ khối DNNN, CMSC cần thực hiện vai trò của người “nhạc trưởng” trong việc điều phối, huy động nguồn lực của các TĐ-TCT phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. DNNN cần làm những việc lớn, việc khó, việc mới để tạo lực cho phát triển kinh tế, nhường dư địa phát triển cho DN tư nhân ở những lĩnh vực khác…” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ được thực hiện trong thời gian tới. (Ảnh: TCTTTT)

Chưa thể bỏ room tín dụng

(PLVN) -  Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các tổ chức tín dụng hàng năm để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính. Cách thức quản lý này sẽ tiếp tục được NHNN thực hiện trong bối cảnh hiện nay, dù đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ để các ngân hàng chủ động hơn.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.