Nhận thức mới về văn hóa Lục Vân Tiên

PGS. TS Nguyễn Văn Hiệp, hiệu trưởng đại học Thủ Dầu Một, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh Võ Anh Tuấn
PGS. TS Nguyễn Văn Hiệp, hiệu trưởng đại học Thủ Dầu Một, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh Võ Anh Tuấn
(PLO) -Nói đến “Văn hóa Lục Vân Tiên” thì cộng đồng văn hóa Nam Bộ thường nghĩ đến tinh thần “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”. Tuy nhiên như thế là chưa đủ. Mới đây, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” tổ chức ngày 28/10/2016 tại Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương), các nhà nghiên cứu đề tài liên quan đã chỉ ra thêm những nét mới.

Lục Vân Tiên 

Dẫn lại lịch sử nghiên cứu về “Văn hóa Lục Vân Tiên”, TS. Trần Anh Tuấn (Đại học KHXH&NV TP. HCM) cho biết người ta chủ yếu nghiên cứu qua tác phẩm Lục Vân Tiên. Ở đó người ta thấy một mẫu người lý tưởng khỏe khoắn, bộc trực, đấu tranh không mệt mỏi với cái xấu, cái ác để bảo vệ trung, hiếu, tiết, nghĩa. 

Mẫu người Lục Vân Tiên là kết quả của sự hỗn dung nhiều phức thể tính cách đương thời trong sự liên kết tưởng chừng giản đơn. Mẫu người này có một tính cách mạnh mẽ, bộc lộ thẳng thắn một cách gần như dung tục qua nhận thức, tình cảm, hành động, ngôn ngữ… rất cụ thể và khó tìm thấy ở những hình tượng văn học phản ánh con người chịu sự chi phối của vùng văn hóa khác.

Ở nhân vật Lục Vân Tiên có nhiều nét tính cách tưởng chừng không dung hòa được với nhau. Chẳng hạn: trọng văn mà chuộng võ; không lập thân được bằng cách này thì theo đường khác với mục đích thực tiễn là có cống hiến có hưởng thụ, rất dứt khoát và sòng phẳng (Làm trai trong cõi người ta, Trước lo bổ báo sau là hiển vang); vừa hăm hở “Chí lăm bắn nhạn ven mây” lại vừa “Cho rằng thong thả mặc chi vui lòng”; vừa chen lấn trong thế giới hiện thực trần trụi đầy đủ những con người tốt xấu, bình thường và cụ thể lại vừa hít thở không khí dày đặc thần linh huyễn hoặc.

Theo PGS.TS Phan Thị Hồng (Đại học Đà Lạt), Đồ Chiểu không chấp nhận sự đổ vỡ, tan nát của chính nghĩa như Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải. Với Đồ Chiểu, những chông gai, vướng mắc chăng ra bởi thế lực bất thiện, hung hiểm phải được san phẳng kể cả bằng sự can thiệp của lực lượng thần thánh. Anh hùng phải bất diệt, thành công và chiến thắng. Thông điệp ấy được gửi gắm, truyền đạt mạnh mẽ, vững chãi trong trong thi phẩm hàng nghìn câu thơ của Đồ Chiểu.

Theo TS. Tuấn, đến nay nhiều người chỉ cảm nhận đặc điểm văn hóa, tinh thần Lục Vân Tiên một cách đơn giản qua câu “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”. Theo ông thì việc tìm hiểu “văn hóa Lục Vân Tiên”, văn hóa của người Nam Bộ một cách đầy đủ nhất thì phải bắt đầu từ “Dương Từ - Hà Mậu”, xuyên suốt qua thế giới truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.

Chia sẻ quan điểm này, PGS.TS Phan Thị Hồng cho rằng trong hơn 30 năm miệt mài suy ngẫm, sáng tạo văn chương vì đời, hình tượng người anh hùng trong thơ văn Đồ Chiểu quả là có sự đổi khác, biến chuyển theo xu hướng vươn lên, bám sát những yêu cầu mới của cuộc sống xã hội, đất nước. Hai cái mốc lớn minh chứng điều ấy là truyện thơ Lục Vân Tiên và Văn tế Trương Định.

Văn hóa Lục Vân Tiên 

“Văn hóa Lục Vân Tiên”, theo định nghĩa của TS. Trần Anh Tuấn, được hiểu là kết quả tạm thời của văn hóa Nam Bộ trong cuộc cuộc tiếp biến và hỗn dung một cách tự nhiên giữa văn hóa Việt (Kinh) với các thành tố văn hóa của các cộng đồng cư dân Nam Bộ trong khoảng hai thế kỷ, XVIII – XIX. Gọi là “văn hóa Lục Vân Tiên” vì trong các truyện thơ Nôm của cụ Đồ Chiểu mang đậm nét văn hóa đương thời, đặc biệt là truyện Lục Vân Tiên.

“Văn hóa Lục Vân Tiên” trong Dương Từ - Hà Mậu là sự công kích nặng nề đạo Trời, đạo Phật vì lúc bấy giờ người ta không truyền bá những điều tốt đẹp của 2 đạo này mà chỉ gieo rắc tệ dị đoan rồi huênh hoang lừa bịp dân chúng, làm méo mó văn hóa dân tộc.

“Văn hóa Lục Vân Tiên” trong truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu tưởng chừng dung dị nhưng luôn vạch rõ ranh giới không thể vượt qua, nên không va chạm những phải những yếu tố dân tộc cực đoan cần thiết. Đó là ranh giới giữa ích nước lợi dân và hại nước hư dân. “Văn hóa Lục Vân Tiên” công khai nói lên tiếng nói sòng phẳng theo quan niệm công lợi của nhân dân: có làm phải có hưởng, có “báo bổ” là có “hiển vang”. 

TS. Trần Anh Tuấn (trái) đang nghe nhận xét về tham luận của mình. Ảnh Võ Anh Tuấn
TS. Trần Anh Tuấn (trái) đang nghe nhận xét về tham luận của mình. Ảnh Võ Anh Tuấn

“Văn hóa Lục Vân Tiên” cũng thẳng thừng với những vi phạm nguyên tắc công lợi của nhân dân. Lúc Trịnh Hâm lâm vào ngày tàn thì Vương Tử Trực, Lục Vân Tiên đều tha thứ nhưng Trời không tha. Trịnh Hâm sau đó chìm thuyền, bị cá nuốt vào bụng; Mẹ con Võ Thể Loan tìm đến trạng nguyên Lục Vân Tiên để xin lỗi thì Lục Vân Tiên cũng chỉ dạy dỗ vài câu, Hớn Minh căm giận cũng chỉ nhạo báng vài câu. Nhưng Trời không tha. Hai mẹ con bị cọp bắt đi, nhốt vào hang.

“Văn hóa Lục Vân Tiên” cũng hoàn thiện tính cách người phụ nữ lý tưởng. Kiều Nguyệt Nga không chỉ đoan trang, tràn đầy tiết hạnh mà còn rắn rỏi đến táo tợn. Nguyệt Nga chỉ một lần gặp gỡ, trong tình huống nguy nan, thọ ơn cứu mạng, nàng đã sâu nặng ân tình với một chàng trai vốn có hôn ước là Lục Vân Tiên. Nàng đã thầm thương trộm nhớ đến mức phác họa hình ảnh chàng. Khi nghe đồn Vân Tiên đã chết, nàng “ôm bức tượng khóc ròng như mưa”. Khi sắp phải cống Hồ, nàng sang nhà Lục ông, tự nhận mình là con dâu. Trên đường đi cống, nàng nhảy xuống sông tự vẫn. 

Rất thú vị là ở đất Nam Bộ, cộng đồng người Chăm cũng có quan điểm ứng xử gần gần tương tự với “Văn hóa Lục Vân Tiên”. Trao đổi với phóng viên, Inrasara – nhà nghiên cứu, nhà thơ đoạt giải Asean – cho biết người Chăm có sử thi Inrapatra. Trong đó nhân vật chính là hoàng tử Inrapatra rời vương quốc của mình để đi tìm cha.

Trên đường đi khi vượt qua các gian nan trở ngại thì đồng thời chàng cũng cứu được nhiều người đẹp. Ở các tác phẩm khác, khi cứu như vậy thì người cứu được quyền lấy người kia làm vợ. Nhưng Inrapatra không làm thế, chàng nhường cho các tùy viên của mình, và chàng cũng chỉ lấy 1 người trong số đó như họ.

“Văn hóa Lục Vân Tiên” với những biểu hiện thẳng thắn với cái ác, cái xấu, cái sai đã tạo nên sức đề kháng đối với mưu toan làm tha hóa văn hóa truyền thống dân tộc.

Hội thảo khoa học “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” do Đại học Thủ Dầu Một, Đại học KHXH&NV Đại học Quốc Gia Tp. HCM cùng Viện Văn học đồng tổ chức ngày 28/10/2016 tại đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Hội thảo đã thu hút hàng trăm tham luận trên khắp cả nước. Ban tổ chức tuyển chọn được 123 tham luận đưa và kỷ yếu, gồm 6 lĩnh vực: Văn học dân gian Nam Bộ, văn học Hán Nôm Nam Bộ, văn học quốc ngữ Nam Bộ trước năm 1945 (tác giả, tác phẩm), văn học Nam Bộ sau năm 1945, tiếng Việt ở Nam Bộ, và những vấn đề chung.

Hội thảo đặt mục tiêu công bố những nghiên cứu mới và thảo luận về những vấn đề còn chưa được giải quyết về ngữ văn Nam Bộ - một yếu tố góp phần xây dựng văn hóa Nam Bộ trở thành một vùng văn hóa có nhiều thành tựu rực rỡ và đặc sắc.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.