Thành viên của lực lượng đặc nhiệm bộ binh được lựa chọn từ những chiến sĩ có sức khỏe tốt, phản xạ nhanh, thích nghi cao, ý chí vững vàng.
Về sức khỏe, các thành viên được tuyển phải chạy cự ly ngắn 300 mét (đường chạy 60 mét) trong 60 giây; ném lựu đạn đạt 30 mét; kéo tay xà đơn 7 lần; nhảy xa 4 mét; mang được bao cát (nặng 50kg) di chuyển 50 mét trong 14 giây; chạy vũ trang 2000 mét với súng trường kiểu 64 trong 9 phút 30 giây; chống đẩy được 25 lần; bật san tô 50 lần trong 2 phút; nhảy cóc 35 lần; phải biết bơi. Khi tập luyện, lực lượng này phải mặc quần áo dã chiến, mũ, dày cao cổ và đeo túi đựng đạn.
Đặc nhiệm bộ binh khổ luyện
Trong giai đoạn huấn luyện chính kéo dài 9 tuần, học viên phải trải qua huấn luyện thể lực và võ thuật, bắt buộc thành thạo kỹ năng đấu tay không hoặc dùng dao găm tiêu diệt, bắt sống kẻ địch.
Quá trình huấn luyện rất khắt khe, ví dụ, học viên phải vượt qua "Con đường ma quỷ" trong khoảng thời gian quy định trên khoảng cách dài 200 mét có bố trí hàng rào thép gai vướng chân, tiếp đó là gò đất, cầu gỗ, hàng rào thép gai bùng nhùng, cột gỗ chôn hình chữ chi rào cản, hàng rào thép gai dựng, hàng rào gỗ, hào nước...
Học viên được huấn luyện nhận biết địa hình ban ngày, ban đêm, trong điều kiện bị đối phương phong tỏa. Tiếp đó, họ được huấn luyện phá nổ, phải thành thạo chủng loại thuốc nổ, thiết bị gây nổ, cách lắp đặt ... Bài tập bắt đầu từ việc cho nổ phá các kiến trúc bằng gỗ sau đó là đến kiến trúc bằng bê tông, tiếp đó là cho nổ phá các cấu trúc thép.
Huấn luyện hợp đồng đổ bộ là bài tập có sự có mặt của máy bay trực thăng. Quân đặc nhiệm không chỉ tiếp nhận vào vùng địch chiếm giữ bằng đường bộ mà còn tùy vào thời gian, địa điểm mà còn có thể phải sử dụng cả máy bay trực thăng.
Các phi vụ cần sử dụng trực thăng khá nhiều do vậy nếu bản thân người lính đặc nhiệm không nắm vững được tính năng của máy bay thì không thể bảo đảm sẽ phát huy 100% hiệu quả tác chiến của máy bay trực thăng.
Ngoài ra nếu không nắm vững tính năng của máy bay thì cũng không thể thực hiện được nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay hạ cánh hoặc xâm nhập vào vùng cần tấn công.
Một khoa mục đặc sắc khác là huấn luyện sinh tồn hay còn gọi là huấn luyện "kỹ năng sống sót”. Người lính thường chỉ được mang theo khá ít ỏi lương thực, nguồn bổ sung phải dựa vào sự tự đảm bảo, tự lo liệu - đây chính là mục đích của việc tiến hành huấn luyện sinh tồn.
Trong môi trường huấn luyện khắc nghiệt như vậy, muốn sống sót, người lính bắt buộc phải nghiêm túc luyện tập những kiến thức cơ bản, nếu quên đi điều này, huấn luyện sinh tồn sẽ trở thành "huấn luyện chết chóc".
Ngược lại, nếu nắm vững những kiến thức đó, thì cho dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn nào cũng vẫn có thể tồn tại. Người ta bắt đầu từ huấn luyện tìm nguồn nước, mỗi lính đặc nhiệm mỗi ngày cần có ít nhất 1 lít nước để bổ sung cho chất dịch trong cơ thể.
Khi được học cách làm thế nào để có được nước uống thì đồng thời họ cũng được học cách sử dụng nước như thế nào. Trong điều kiện xác định là sẽ không được tiếp tục cung cấp nước thì phải cố gắng trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên nhịn không uống nước.
Trong huấn luyện về thực phẩm, trong giai đoạn đầu người giáo viên thường nhắc nhở "Các động vật có vú côn trùng, bò sát, chim, cá, v.v... tất cả những thứ biết cử động thì đều có thể ăn được. Các khoa mục khác như dựng lều, đào hố băng lấy nước, cứu thương, tước đoạt vũ khí, phương pháp tập kích và các kỹ năng tồn tại khác là những khoa mục huấn luyện cơ bản trước người lính đặc nhiệm cần thành thạo.
Lực lượng lính đặc nhiệm dù của Nhật Bản |
Khoa mục huấn luyện dã ngoại tổng hợp tất cả những kỹ năng học được kể từ khi vào trường. Khi người giáo viên huấn luyện hướng vào tổ học viên gồm 2 - 3 người, và phát ra mệnh lệnh: "Tiến vào- vùng địch!", mỗi tổ được phát tấm bản đồ có đánh dấu vị trí mục tiêu yêu cầu họ phải đến được đó trong khoảng thời gian ba ngày ba đêm.
Mỗi người lính đều phải đối diện với những thử thách trên chặng đường phải vượt qua, nào là khu rừng nguyên thủy, vực sâu, hồ ao, lương thực thì chỉ có một túi ít ỏi, trang bị thì là dao găm. Người lính phải dựa vào những thứ được trang bị không ngừng vật lộn với khó khăn thử thách.
Huấn luyện lính dù
Đội giáo viên huấn luyện lính dù được thành lập năm 1955 với tên gọi ban đầu là Đội tập luyện đổ bộ đường không. Nơi đây có nhiệm vụ đào tạo lực lượng dù, huấn luyện lực lượng đột kích, nghiên cứu các vấn đề nghiệp vụ có liên quan.
Lữ đoàn dù số 1 được thành lập trên cơ sở biên chế mở rộng của đại đội lính dù số 101, nhiệm vụ chủ yếu là đổ bộ đường không cấp chiến thuật, tiến sâu vào vùng địch đổ bộ đường không, khống chế một vị trí quan trọng nào đó, kiềm chế địch, phối hợp quá trình tiến công hoặc bất ngờ đổ bộ lực lượng phá hoại các phòng tuyến, có sở hậu cần, đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, gây rối, phá hoại sở chỉ huy, khiến kẻ địch bị rối loạn làm đẩy nhanh quá trình tan rã của địch, đưa những lực lượng nhỏ nhảy dù xuống khu vực sau lưng địch, thực hiện đánh du kích, tiến hành gây rối phá hoại.
Với biên chế 1.800 người, sĩ quan chỉ huy của lực lượng này có tố chất tuyệt vời, sức khỏe tốt, một bộ phận chiến sĩ của lực lượng này là do các sĩ quan huấn luyện tuyển chọn từ số tân binh.
Lữ đoàn này có số lính cũ phục vụ vượt thời hạn nghĩa vụ đứng tuổi bình quân của chiến sĩ cao, thể chất tốt chất lượng, huấn luyện cao, có kinh nghiệm sống phong phú.
Lực lượng này ngoài những nội dung huấn luyện của lực lượng đột kích mặt đất khi huấn luyện khoa mục bản đồ trong giai đoạn huấn luyện cơ bản, còn được tăng cường thêm khóa mục nhận dạng mục tiêu qua các bức không ảnh, tăng cường khả năng nhận biết địa hình địa vật qua không ảnh.
Các bức không ảnh thường được chụp ở cự ly lớn, mục tiêu thường nhỏ và không rõ nét, muốn xác định được phải được trang bị khả năng phán đoán đặc biệt.
Các chiến sĩ tiếp tục được huấn luyện nâng cao khả năng thực hiện động tác nhảy dù đổ bộ từ trên máy bay có cánh cố định và máy bay lên thẳng, luyện tập liên lạc thông tin tín hiệu với máy bay lên thẳng luyện tập liên lạc thông tin tín hiệu với máy bay.
Các thành viên của lực lượng đặc nhiệm dù được tuyển chọn từ các đơn vị lính dù, từng trải qua các khoa mục huấn luyện đổ bộ đường không thông thường nhưng sẽ được tiếp tục huấn luyện kỹ xảo nhảy dù đổ bộ trong tình huống nguy hiểm.
Nhiệm vụ của lực lượng này là phải vào sâu trong lòng địch, không chỉ biết hợp đồng với máy bay mà còn phải tập thêm khoa mục định hướng dẫn đường cho máy bay trực thăng.
Trong giai đoạn huấn luyện tổng hợp để luyện được những kỹ xảo chuyên ngành, hành động của lực lượng đặc nhiệm dù có nhiều điểm khác biệt so với lực lượng đặc nhiệm bộ binh.
Nội dung tác chiến có thể gồm: phá hủy con đường, đường hầm, tuyến đường ống tiếp tế quan trọng, tập kích phá hủy kho tàng cơ sở vật chất trong hậu phương địch, xâm nhập bằng đường thủy từ cự ly xa tập kích vào hậu phương địch, trinh sát tập kích căn cứ không quân, hàng không, trinh sát tìm bãi đáp cho lực lượng dù chủ lực và định vị cho lực lượng dù đổ bộ, nhảy dù xâm nhập tập tính, tập kích vào xe cộ, phá hoại cầu cống, tập kích vào các đài ra đa gần khu vực sắp tác chiến.
Lực lượng đặc nhiệm bộ binh của Nhật Bản |
Ngoài kỹ năng, kiến thức cần thiết, lính đặc nhiệm còn cần có sức khỏe và tinh thần tương xứng. Không chỉ vậy, để hoàn thành nhiệm vụ người lính đặc nhiệm còn cần có khả năng tự kiểm soát bản thân, trong công việc cần có tinh thần trách nhiệm, khi vạch kế hoạch cần hăng hái và có óc sáng tạo, khi thực hiện kế hoạch cần tùy cơ ứng biến, quyết đoán nhạy bén, tích cực, khi hành động cần bình tĩnh, thận trọng, tỉ mỉ, hiệp đồng tác chiến hiệu quả, nhiệm vụ cần được hoàn thành triệt để.../.