Bí mật lực lượng đặc nhiệm Nhật trong Thế chiến 2

 Lính Nhật trong một trận chiến đấu tại Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lính Nhật trong một trận chiến đấu tại Chiến tranh thế giới thứ hai.
(PLO) - Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần hai, quân đội Nhật Bản đã tổ chức lực lượng đặc nhiệm tác chiến đặc biệt, gây cho quân đồng minh, nhất là Anh và Mỹ nhiều tổn thất. Có thể nói, lực lượng đặc nhiệm mang tên "Thần phong Đông Dương” của Nhật Bản đã ghi dấu ấn trong lịch sử chiến tranh thế giới. 

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần hai, đặc biệt là trong thập niên 30, quân đội Nhật thành lập "Trường quân sự lục quân Nakano", đào tạo ra hàng loạt nhân viên điệp báo và lực lượng chiến đấu chuyên thực hiện nhiệm vụ tác chiến đặc biệt. 

Những đội cảm tử đặc biệt

Ngày 11/1/1942, lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật Yokosuka nhảy dù xuống đảo Celebes (Indonesia), bắt làm tù binh 1.500 lính Hà Lan phòng thủ tại đây. Năm 1943, Bộ Tư lệnh thống soái Nhật đưa ra quyết định bất ngờ thành lập đội “ngư lôi cảm tử".

Những quả ngư lôi loại này có chiều dài 15 mét, sau khi được tách ra khỏi tàu ngầm, một người lính cảm tử sẽ điều khiển thiết bị động cơ gắn trên quả ngư lôi, lái nó tiếp cận và tấn công mục tiêu. Mục tiêu bị tiêu diệt, người chiến sĩ cũng hy sinh.

Đã có 100 đội viên đội “ngư lôi cảm tử" điều khiển 100 quả ngư lôi tấn công vào lực lượng tàu chiến Mỹ tại Thái Bình Dương. Kết quả là đã có 82 quả "Ngư lôi cảm tử" và 8 tàu ngầm làm nhiệm vụ chuyển số thành viên "Đội ngư lôi cảm tử" đã chìm vào đáy biển sau khi đã phá hủy 6 chiếc tàu chiến Mỹ. 

Tiếp đó, Bộ Tư lệnh thống soái Nhật tiếp tục thành lập đội đột kích “Thần phong". Những thành viên của đội đột kích “Thần phong" điều khiển máy bay chiến đấu theo chiến thuật "tự sát” để tiêu diệt mục tiêu.

Theo chiến thuật này, từ trên không trung, thành viên đội đột kích “Thần phong" lái máy bay bổ nhào, lao thẳng vào các tàu chiến Mỹ trên mặt biển. Lực lượng này đã gây cho phía Mỹ những tổn thất khá lớn. Để đối phó lại các cuộc tấn công tự sát của đội đột kích “Thần phong", Mỹ đã áp dụng ba biện pháp chính.

Khi phát hiện loại máy bay "Thần phong" của Nhật, lập tức các chiến hạm của Mỹ nhanh chóng chuyển hướng, tránh bị va chạm. Nếu là tàu chiến loại nhỏ thì phải tăng tốc độ, tránh né khiến máy bay "Thần phong” quá đà lao đầu xuống biển.

Khi bị các máy bay này tấn công, các tàu của Mỹ sẽ hạ thấp tất cả các loại pháo, bắn đạn xuống biển, tạo thành các sóng và bọt nước bắn tung tóe. Chính vùng sóng và bọt nước rộng bao bọc xung quanh tàu chiến khiến tầm nhìn của đội đột kích “Thần phong" từ trên không bị rối loạn, không xác định được vị trí mục tiêu. 

Trong rừng rậm nhiệt đới của Malaysia, cũng xảy ra cuộc đọ sức giữa lực lượng đặc nhiệm Nhật mang tên "áo xanh bánh xe bạc" và lực lượng chiến đấu mô tô cơ giới hóa của quân đội Anh. Các lính đặc nhiệm Nhật mỗi người sử dụng một chiếc xe đạp, mặc áo ngụy trang màu lá cây cao su, mang theo vũ khí hạng nhẹ và dụng cụ sửa xe, họ thoắt ẩn thoắt hiện trên những con đường mà xe cơ giới không tài nào qua được.

Khi gặp khe suối họ vác xe vượt qua khi gặp sông sâu nước xiết thì đóng bè kết mảng vượt qua, không ngừng tập kích, đánh chia cắt, vu hồi vào đội hình lực lượng mô tô cơ giới hóa của Anh, khiến quân Anh trở tay không kịp, bị tổn thất, thương vong không nhỏ.

Một sĩ quan chỉ huy người Anh nói: "Những tên lính Nhật đi xe đạp này lúc ở phía Đông, lúc lại thấy chúng ở phía Tây, sự thực là rất khó đối phó". Sĩ quan chỉ huy quân đội nhật tại khu vực Nam Á thì đắc ý nói “Lực lượng áo xanh, bánh bạc là lực lượng đặc nhiệm và quân Anh rất khó đối phó, đây là những bông hoa của quân đội Thiên hoàng trên tiền tuyến. 

Nhằm cứu vãn sự thất bại, không quân Nhật còn lập ra "Đội đặc công hoa Anh đào" còn gọi là "Đội công kích người bom", đó là loại bom gắn động cơ tên lửa với tên gọi "Hồi thiên" được máy bay đưa lên không trung, sau đó khi phát hiện ra mục tiêu thì thả xuống, một đội viên "đội đặc công" ôm chặt phần đuôi, điều khiển bộ phận động cơ đẩy, tấn công vào các tàu chiến Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương với tốc độ 876 km/h.

Đã có hàng loạt những đội viên "đội đặc công hoa Anh đào" được máy bay đưa lên không trung rồi sau đó lao xuống tấn công tàu chiến Mỹ, nhưng chỉ có vài chiếc tàu chiến loại nhỏ của quân Mỹ bị đánh đắm, còn lại số "Đội đặc công hoa Anh đào" này đều đã lần lượt chìm sâu vào trong lòng biển.

Lính Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Lính Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Tập kích sân bay Blaen

Ngày 20/10/1944, 4 sư đoàn quân đội Mỹ dưới sự chỉ huy của Mac Athur đổ bộ lên đảo Leyte của Philipinnes. Nhưng khi quân Mỹ tiến sâu vào vùng Blaen, phía Tây đảo thì gặp nhiều khó khăn vì mưa rừng nhiệt đới. Những con đường mòn nhỏ hẹp đã biến thành những con sông bùn lầy lội khiến bộ binh quân Mỹ không thể qua được. Các loại pháo lớn, xe hạng nặng không thể tiến lên được.

Tướng Jo Swen, Sư đoàn trưởng Sư đoàn dù số 11 quyết định xây dựng tại đây một sân bay, nhằm chuyển vũ khí, vật tư chi viện cho quân Mỹ ở phía trước. Quân Mỹ dùng thuốc nổ san phẳng một cánh rừng, mở ra vài đường băng. Tiếp đó, hàng loạt các khẩu lựu pháo 75 ly được đưa ra chiến trường, dội bão lửa xuống đầu mấy vạn quân Nhật đang cố thủ tại đây. 

Quân đội Nhật rất bất ngờ với động thái này. Để khắc chế pháo của quân Mỹ, quân Nhật lập kế hoạch sử dụng lực lượng đặc nhiệm tập kích vào sân bay Blaen. Sư đoàn 26 và 16 của Nhật bí mật vượt qua phòng tuyến của quân Mỹ, tiếp cận sân bay Blaen, hình thành thế chia cắt, bao vây quân Mỹ đang cố thủ tại đây.

Quân Nhật sử dụng máy bay vận tải "Mitsubishi 100", đưa lực lượng dù biệt phái ưu tú đang ở sân bay trên đào Luzon, đổ bộ đường không xuống ba mục tiêu, ba sân bay dã chiến tại Blaen.

Lực lượng này sẽ bất ngờ xuất hiện sau trung tâm phòng ngự quân đội Mỹ và chiếm giữ ba sân bay này, hai sư đoàn Nhật thì bao bọc bảo vệ vòng ngoài.

Tiếp đó, quân đội Nhật tổ chức đội “lính dù biệt phái" gồm 350 người, dưới sự chỉ huy của đội trưởng Shirai, quyết tâm cảm tử, bất ngờ tập kích, phá hủy máy bay, trang thiết bị quân sự quân đội Mỹ, đánh chiếm sân bay Blaen.  

Ngày 5/12, hai sư đoàn bộ binh Nhật triển khai tấn công mạnh mẽ. Sư đoàn 16 do Sư trưởng Makino dẫn đầu bất ngờ tấn công vào sân bay Buri ở phía bắc Blaen. Chiều ngày 6, phía Nhật huy động 51 chiếc "Mitsubishi 100", 12 máy bay chiến đấu bảo vệ và máy bay ném bom bay từ đảo Luzon đến tập kích quân đội Mỹ trên đảo Laide.

Vào lúc hoàng hôn, máy bay Nhật đến Blaen, bổ nhào, cắt bom vào đường băng và kho xăng. Tiếp đó, hàng đàn máy bay vận tải hạ độ cao, để đội “lính dù biệt phái" đổ bộ chính xác xuống sân bay.

Cả sân bay hỗn loạn, nhân viên Mỹ tại sân bay chân không giày chỉ kịp mặc áo sơ mi dùng súng trường và súng ngắn bắn bừa vào bóng đêm, nơi có những bóng người đang chạy đi chạy lại trên đường băng.

Có một số lính dù Nhật bị bắn hạ, song cũng có khá nhiều lính Mỹ đã bị đạn của người mình bắn trúng. Đội “lính dù đặc phái" đã nhanh chóng làm chủ sân bay Blaen và phá hủy máy bay, kho xăng. Tiếp đó, Sư đoàn bộ binh của Makino cũng nhanh chóng đến tiếp ứng "đội lính dù biệt phái". 

Ngày 8/12, Mỹ đưa Sư đoàn dù số 11 đến và mở cuộc tấn công vào quân đội Nhật, nhằm chiếm lại sân bay Blaen. Tại đây, một cuộc chiến đấu giằng co giữa chiếm lĩnh và chống chiếm lĩnh, phản công và chống phản công, bao vây và chống bao vây diễn ra ác liệt.

200 lính đội “lính dù biệt phái" liều chết chống lại sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Mỹ, đẩy lùi nhiều đợt tấn công. Phía Mỹ tiếp tục điều quân tăng viện. Ngày 11/12, phía Mỹ phát động tổng phản công mạnh mẽ khiến lực lượng các sư đoàn 26, 16 và đội “lính dù biệt phái" của Nhật bị thương vong trầm trọng và bị tiêu diệt hoàn toàn. 

Trong trận tập kích vào Blaen, đội “lính dù biệt phái" của quân đội Nhật đã phá hủy 12 máy bay chiến đấu, kho đạn dược, kho xăng và khối lượng lớn quân trang quân dụng của quân đội Mỹ, khiến tiếp tế của Sư đoàn lính dù 11 bị gián đoạn trong một tuần.

Đơn vị hàng không số 5 của không quân Mỹ cũng bị thiệt hại nặng, khiến lính Mỹ chiến đấu ngoài mặt trận bị cắt tiếp tế, rơi vào tình trạng khó khăn.

Một sĩ quan chỉ huy của quân đội Mỹ thời đó đã từng nói: "Những tên võ sĩ đạo Nhật Bản điên cuồng đã bất chấp cái chết, bất ngờ xuất hiện ở vị trí không ngờ tới. Cuộc tấn công vào sân bay tại Blaen của đội “lính dù biệt phái" thực chất là hành động tự sát. Đây chỉ là hành động cố gắng của phía Nhật giẫy chết trước khi hấp hối, nhưng chính vì đó là sự giẫy chết nên nó điên cuồng và nguy hiểm do đó sự tàn phá mà nó gây ra là đáng sợ"...

(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 68, ngày 29/8/2016)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.