Ngọn gió thần thánh cứu nước Nhật

Một người Nhật nổ máy bay theo chiến thuật kamikaze, sau khi đâm vào boong giữa tàu Essex bay ngày  25/11/1944.
Một người Nhật nổ máy bay theo chiến thuật kamikaze, sau khi đâm vào boong giữa tàu Essex bay ngày 25/11/1944.
(PLO) - Cuối Chiến tranh thế giới thứ 2, trước sự tấn công mãnh liệt của quân đồng minh, đặc biệt là Anh và Mỹ, quân Nhật bị vây ép ở các nước và ngày càng có nguy cơ bị tiêu diệt. 

Để cố gắng giành lại thế chủ động, ngăn chặn không cho quân đồng minh tiến vào đất nước “mặt trời mọc”, quân đội Nhật dùng chiến thuật cảm tử để ngăn chặn các hạm đội trên biển có tên gọi là “Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong” (kamikaze).

Cụ thể hơn, người Nhật thành lập đơn vị phi công đặc nhiệm chuyên mang bom bổ nhào xuống boong tàu sân bay đối phương để hủy diệt. 

“Ngọn gió thần thánh”

Trong truyền thuyết của Nhật, kamikaze là tên ngọn gió thần thánh đã cứu nước Nhật thoát khỏi cuộc xâm lược của quân Mông Cổ vào năm 1274.

Cơn gió truyền thuyết này có thể là trận bão nổi lên bất ngờ đã tiêu diệt đoàn tàu chiến của Thành Cát Tư Hãn khi đang neo ngoài khơi đảo Kyushu ở miền Nam nước Nhật, chuẩn bị tấn công vào nước này.

Quân đội Nhật Bản muốn các phi công cảm tử sẽ là “ngọn gió” trong truyền thuyết để cứu nước khỏi bị quân đồng minh xâm chiếm. 

Dư luận thời đó cho rằng, đây là kiểu chiến đấu tự sát của các phi công Nhật trong lịch sử chiến tranh và được giải thích như hành động của các Samurai, thể hiện niềm tin vào vai trò thần thánh của Thiên hoàng.

Tuy nhiên, điều này đã bị nhà sử học và nghệ sĩ Philippines Daniel Dizon - người từng chứng kiến những lần xuất phát của các phi công kamikaze tại sân bay bí mật trên lãnh thổ Philippines, cách Manila 80km về phía bắc trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 - bóc trần.

Ông kể, lúc đó ông chỉ mới 14 tuổi và chứng kiến phần đông các phi công này “hành động cứ như họ đi chơi dã ngoại”, lòng can đảm của họ thật khó mà diễn tả. 

Vấn đề mà Daniel Dizon chia sẻ hoàn toàn phù hợp với những tâm sự của các phi công đội Thần Phong Nhật Bản sau chiến tranh.

Toyotaro Nakajima, cựu phi công lực lượng đặc biệt, đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Không một phi công nào ra đi mà nghĩ rằng họ muốn chết cả… Đó là mệnh lệnh: Hãy cứu lấy Tổ quốc, Tổ quốc chính là gia đình, anh chị em, bạn bè, quê hương của chính anh. Phải bảo vệ những cái đó trước kẻ thù!”.

Cũng theo Toyotaro Nakajima, ban đầu các đơn vị được thượng cấp trực tiếp yêu cầu phi công tự nguyện nhận các sứ mạng như thế. Sau này các phi công phải điền vào một mẫu đơn và nói rõ họ có muốn nhận các sứ mạng đó hay không, phần đông họ đều đồng ý.

Sau khi đồng ý, các phi công sẽ nhận lệnh từ bộ chỉ huy và cất cánh. Đôi khi các mệnh lệnh này được dán trên các bảng thông báo ở căn cứ không quân để mọi người có thể nhìn thấy. 

Sau vụ đánh đắm thành công tàu sân bay Saint Lo ngày 25/10/1944, tại Vịnh Leyte ngoài khơi Philippines, giới lãnh đạo quân phiệt Nhật thấy rằng, chiến thuật kamikaze có thể gây thiệt hại lớn cho đối phương và Hải quân Nhật bắt đầu triển khai các lực lượng đặc biệt trong suốt trận đánh Okinawa. 

Một người Nhật nổ máy bay theo chiến thuật kamikaze, sau khi đâm vào boong giữa tàu Essex bay ngày 25/11/1944.
Một người Nhật nổ máy bay theo chiến thuật kamikaze, sau khi đâm vào boong giữa tàu Essex bay ngày  25/11/1944.

Theo báo cáo của phía Mỹ về Chiến tranh Thái Bình Dương, người Nhật đã thực hiện 2.550 sứ mạng bay kamikaze từ tháng 10/1944 cho đến kết thúc chiến dịch Okinawa vào tháng 6/1945.

Chiến thuật là dùng máy bay tấn công thẳng vào tàu đối phương, đánh đắm vài chiếc và gây thiệt hại cho vài chiếc tàu khác. Các cựu phi công kamikaze đều đồng ý rằng, phần đông các phi công lực lượng đặc biệt đầu tiên đều nghĩ đến gia đình khi họ thực hiện các phi vụ chết người.

Trận chiến Anh-Nhật

Vào ngày 24 và 29/1/1945, máy bay Anh thực hiện 2 cuộc tấn công táo bạo vào các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản ở Palembang, Sumatra. Hơn 100 máy bay xuất kích từ hàng không mẫu hạm đã oanh tạc vào mục tiêu.

 Trước tình cảnh này, Nhật quyết định gắn bom nặng hơn 2 tạ vào máy bay rồi lao thẳng vào những chiếc phi cơ của quân Anh, khiến Anh bị tổn thất 41 máy bay và 30 phi công thiệt mạng.  

Tháng 3/1945, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoàng gia Anh, từ căn cứ ở Sydney vượt gần 6.500km đường biển về phía bắc để hội quân với Hạm đội 5 của Mỹ, chuẩn bị xâm chiếm đảo Okinawa ở Thái Bình Dương.

Đội hình này được dẫn đầu bởi 4 tàu sân bay, với hơn 250 máy bay và 10.000 thủy thủ và phi công và chỉ cách Nhật Bản hơn 560km về phía bắc. Người Nhật đã dùng các phi cơ Thần Phong để đánh lại quân Anh. 

Ngày 1/4, radar của Hạm đội Anh đóng cách 322km về phía đông nam phát hiện đội hình khoảng 20 máy bay Nhật đang lao nhanh tới. Máy bay của hải quân Anh được lệnh lao lên đánh chặn, các máy bay khác từ các tàu sân bay cũng cất cánh để củng cố thế trận phòng thủ.

Một chiếc phi cơ Zero Nhật đột phá qua lưới lửa cao xạ của hạm đội, bị một phi cơ Seafire của Anh theo sát.

Chiếc Seafire này do viên phi công Dickie Reynolds 22 tuổi quê ở Cambridge (Anh) điều khiển, nhưng trước khi Reynolds ra đòn, chiếc Zero đã kịp nghiêng cánh và lao thẳng xuống boong chiếc tàu sân bay Indefatigable, tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ khiến 3 sĩ quan chết ngay tại chỗ.

Bất chấp bị tổn hại nặng, gần một tiếng đồng hồ sau đó, các máy bay ở chiếc tàu này vẫn cất và hạ cánh. 

Vào ngày 4/5, các phi cơ kamikaze tiếp tục tấn công, đánh trúng tàu sân bay Formidable của Anh khiến nó bị thương nặng và tính đến 9/5/1945, Thần Phong của Nhật đã tấn công vào mọi tàu sân bay đi riêng lẻ ngoài mặt trận của Anh, khiến 44 quân nhân bị chết, gần 100 người khác bị thương. Các phi công Anh bắn hạ hơn 40 máy bay Nhật – đa số là các máy bay tấn công tự sát.

Phi công quân đội Nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng chính trong thực hiện tấn công kamikaze
 Phi công quân đội Nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng chính trong thực hiện tấn công kamikaze

Cuộc tử chiến trên đảo Tschunsen

Đảo Tschunsen là bàn đạp chủ yếu cho cuộc tấn công của quân đồng minh vào đất Nhật. Ngày 1/4/1945, quân Mỹ đổ bộ thành công lên đảo này. Ngày 4, quân Mỹ chiếm được hai sân bay gần bờ biển là Jashana và Ducu, dùng 2 sân bay này để đưa lực lượng tập kích vào đất Nhật và phản kích các cuộc tấn công của không quân Nhật.

Lúc này quân Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị uy hiếp nghiêm trọng; do vậy, quân đội Nhật hạ quyết tâm phá hủy bằng được hai sân bay này. 

Ngày 1/5, Trung tướng tư lệnh quân đoàn 32 là Ushijima vạch kế hoạch đưa lực lượng đổ bộ đường không làm trọng tâm tấn công vào hai sân bay này.

Theo đó, sẽ có một lực lượng đổ bộ đường không cảm tử nhảy dù xuống sân bay, phá hủy các cơ sở vật chất, trang thiết bị quân sự và máy bay, cùng với lực lượng dù, lực lượng hải quân cũng tiến hành một cuộc tổng công kích bằng không quân. 

Quân đội Nhật đã rút 120 người từ Lữ đoàn 1 đổ bộ đường không lục quân để thực hiện nhiệm vụ này và đặt tên đội “đổ bộ đường không Nghĩa liệt", do Thiếu tá Okujama chỉ huy. Cuộc tấn công này mang tên "Tác chiến Nghĩa hiệu”, do Tư lệnh hạm đội liên hợp chỉ huy.

Toàn bộ lính dù được chở trên 12 chiếc máy bay ném bom để di chuyển đến nơi thực hiện nhiệm vụ. Ngày 19/5, chỉ huy lực lượng dù bàn bạc kế hoạch tác chiến với các biên đội trưởng.

Theo kế hoạch, Thiếu tá Okuyama chỉ huy lực lượng lính dù gồm 3 nhóm đi trên 8 chiếc máy bay ném bom kiểu 97, tấn công vào sân bay Ducu.

Thượng úy Watanabi dẫn 2 nhóm khác đi trên 4 chiếc máy bay ném bom kiểu 97 tấn công vào sân bay Jashana rồi bất ngờ hạ cánh xuống sân bay. Kế hoạch đổ bộ được dự định thực hiện vào ngày 23/5, nhưng do điều kiện thời tiết xấu, nên đã hoãn lại một ngày. 

Lúc 18 giờ 40 ngày 24/5/1945, 12 chiếc máy bay cất cánh như kế hoạch, trên đường bay đến mục tiêu có 4 chiếc gặp sự cố bắt buộc phải hạ cánh hoặc quay về. Lúc 22 giờ, 8 chiếc máy bay còn lại đã hạ cánh xuống hai sân bay như dự định.

Ngoài máy bay của người chỉ huy trưởng có bố trí điện đài, những chiếc khác đều không được trang bị phương tiện truyền tin. Khi máy bay của chỉ huy trưởng bay được đến mục tiêu thì liên lạc bị cắt, do vậy bộ chỉ huy quân đội Nhật không nắm được diễn biến tiếp theo của trận chiến đấu.

Đến ngày 25, phát hiện ra rằng hai sân bay đều bốc cháy dữ dội. Lửa tại sân bay Ducu cháy mãi đến lúc 9 giờ ngày 27, còn tại sân bay Jashana thì lửa còn cháy đến lúc 20 giờ ngày 26, toàn bộ lực lượng đổ bộ và đội bay tử trận.

Do thời tiết xấu, nên liên tiếp trong hai ngày 25 và 26, Hải quân Nhật đã không thể lợi dụng hiệu quả tấn công của lực lượng đổ bộ để tổ chức phản công. Đến ngày 30/6, quân Mỹ đã chiếm được toàn bộ đảo Tscchunsen.../.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.