Nhà thầu 'méo mặt' vì thép tăng giá

Nhà thầu xây dựng giao thông, dân dụng cho biết, giá thép cao, doanh nghiệp càng làm càng lỗ
Nhà thầu xây dựng giao thông, dân dụng cho biết, giá thép cao, doanh nghiệp càng làm càng lỗ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đất nền, cát sỏi, xi măng, xăng dầu… đang ở mức giá cao, nay lại thêm giá thép xây dựng vào chu kỳ tăng giá - khiến nhiều nhà thầu xây dựng lao đao.

Tại sao thép tăng?

Giá thép xây dựng hiện nay đang dao động ở mức từ 17.000 đồng - 19.000 đồng/kg tuỳ loại. Đây là mức cao vì năm 2020, thời điểm cao nhất giá mặt hàng này chỉ khoảng 13.500 đồng/kg.

Theo ông Vương Quốc Vinh - Giám đốc Công ty CP Kim khí Thành Vinh (Hà Nội), thông thường, tại Việt Nam, mỗi năm giá thép xây dựng lên cao ở hai thời điểm: Dịp sau Tết Nguyên đán (khoảng tháng 3 - tháng 6); Và sau thời gian tháng 7 âm lịch - tháng “cô hồn” nhiều đơn vị tư nhân hạn chế xây dựng, khởi công mới (khoảng tháng 8 - tháng 9)

Như vậy, hiện nay đang là giữa tháng 3, bắt đầu thời kỳ cao điểm của mùa xây dựng.

Một số nguyên nhân khác cũng được các chuyên gia giải thích cho việc giá thép đang lên như hiện nay. Theo ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 9/1/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Việc huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022. Cũng từ đó, giá mặt hàng thép xây dựng được đẩy lên.

Ngoài ra, thời gian qua giá nguyên liệu từ quặng sắt, than coke, thép phế liệu… tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi tăng mạnh, kéo theo giá thép thành phẩm trong nước tăng cao. Chẳng hạn, giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39 - 40 USD/tấn lên mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 1 thì đến cuối tháng 2 tiếp tục tăng lên khoảng 720 USD. Còn giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn, tăng 40 - 45 USD/tấn so tháng 1, thậm chí còn cao hơn mức giá của 1 năm trước.

Theo dự báo, nguồn nguyên liệu sản xuất thép trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu, trong khi chi phí vận tải tăng do cước tàu tăng, giá xăng dầu tăng nên thời gian tới giá thép sẽ còn lên cao.

Như vậy, có thể thấy, giá thép xây dựng cũng như nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, sỏi, xi xăng, đất đắp… sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà thầu xây dựng.

“Các nhà thầu giao thông vừa làm vừa lo. Không làm thì không có việc mà làm thì sợ lỗ”, ông Phạm Văn Khôi - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành chia sẻ.

Cần công cụ vĩ mô kiềm chế giá

Ông Nguyễn Hữu Tới - Phó Tổng Giám đốc Vinaconex, đơn vị này đang thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết cho biết, thời điểm ký hợp đồng gói thầu số 4 của dự án này, giá thép chỉ 11.531 đồng/kg, nhưng nay phải mua với giá gần 20.000 đồng/kg. Tại một số gói thầu khác của dự án, dù thời gian ký hợp đồng khác nhau nhưng nay giá thép xây dựng cũng tăng tương tự.

Theo ông Tới, tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Vinaconex đảm nhận giá trị hợp đồng hơn 2.080 tỷ đồng, tổng chi phí biến động giá vật liệu xây dựng so với giá trị hợp đồng hiện đã khoảng 403 tỷ đồng. Gói thầu số 3 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây giá trị trúng thầu là 2.146 tỷ đồng, biến động giá hiện tại đã khiến chi phí chênh lệch so với hợp đồng 675 tỷ đồng.

Chi phí phát sinh lớn nhưng theo Phó Tổng Giám đốc Vinaconex Nguyễn Hữu Tới, việc công bố giá và chỉ số giá của địa phương hiện chưa sát với thực tế. Đơn cử, dự án Phan Thiết - Dầu Giây, hồi cuối tuần trước, giá thép là 19.100 đồng/kg nhưng giá công bố của địa phương là 18.336 đồng/kg; giá mua vật liệu đất 158.175 đồng/m3, trong khi giá công bố của địa phương là 105.000 đồng/m3….

Không chỉ DN xây dựng giao thông “méo mặt”, theo tìm hiểu của PLVN, nhà thầu xây dựng công trình dân dụng, bất động sản và những công trình xây dựng khác cũng đang cùng nỗi lo.

Một DN xây dựng ở Lạng Sơn cho biết, đơn vị của ông thường tham gia xây dựng các dự án nông thôn mới như sửa chữa hoặc xây mới trường học, nhà văn hoá... ở các huyện. Do đây là những công trình có tổng mức đầu tư nhỏ, hợp đồng là hợp đồng cố định chứ không phải hợp đồng điều chỉnh theo đơn giá. Bởi vậy, việc giá vật liệu, đặc biệt là thép xây dựng tăng cao đang khiến những DN như ông lo lắng.

Trước việc tăng giá thép xây dựng như hiện nay, nhiều DN kiến nghị, các Bộ liên quan như Xây dựng, Tài chính… cần mạnh tay sử dụng những công cụ vĩ mô để kiềm chế giá.

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.