Nguyên nhân nào khiến cả làng ở Hà Nội mắc sốt xuất huyết?

Trong thôn có chiếc giếng làng, có thể là nơi tiềm ẩn muỗi, loăng quăng.
Trong thôn có chiếc giếng làng, có thể là nơi tiềm ẩn muỗi, loăng quăng.
(PLO) - Khoảng 2 tháng nay, người dân thôn Trinh Lương (Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) đang phải sống trong nỗi ám ảnh bởi sốt xuất huyết. Theo người dân trong làng hầu như nhà nào cũng có người mắc bệnh, thậm chí có những gia đình cả nhà 5 – 6 người cùng mắc. Trong khi đó, với người dân chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự làm tốt trách nhiễm phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh. 

Nhà nào cũng có người mắc

Thôn Trinh Lương thuộc phường Phú Lương nằm ở phía nam Hà Nội. Theo người dân trong thôn, so với những năm trước tình trạng sốt xuất huyết (SXH) tại thôn năm nay có dấu hiệu gia tăng cả về số ca mắc dịch lẫn vùng phát dịch.

Trong đợt dịch sốt xuất huyết này, phường có khoảng hơn 160 người mắc, các tổ 11, 12 có số lượng người mắc khá lớn. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Có mặt tại tổ 11, 12, mới cảm nhận được hết không khí dịch SXH đang vây kín khắp từng ngõ, ngách, từng hộ gia đình nơi đây. Hàng trăm hộ dân đang sống trong bất an vì dịch SXH bao trùm khắp cả phường.

Theo người dân, ban đầu dịch bùng phát ở tổ 11, 12 sau đó các tổ xung quanh cũng mắc dịch. Quanh các khu chợ, quán nước, giếng làng,… từ người già tới trẻ nhỏ đều bàn tán xoay quanh chủ đề SXH. Đó là những câu chuyện có bao nhiêu người mắc, ai mới mắc thêm, ai mới ra viện, số tiền phải trả sau mỗi lần điều trị bệnh, sau cùng là câu chuyện chống chọi với dịch đó như thế nào,… 

Điển hình nhất thời điểm này phải kể tới gia đình ông Lê Khắc H, 56 tuổi và bà Nguyễn Thị C ở tổ 13 (Phú Lương, Hà Đông). Được biết, gia đình ông H có tất cả 15 thành viên thì hiện nay 10 người trong gia đình đã và đang bị SXH ghé thăm. Ban đầu, cả 10 thành viên đều có biểu hiện sốt, nhức đầu nên tưởng chỉ bị sốt virus do thay đổi thời tiết và tự điều trị bằng thuốc hạ sốt và kháng sinh.

Tuy nhiên, sau 3 ngày uống thuốc không thuyên giảm, cùng với việc đau đầu, mỏi mắt, mỏi xương khớp, người nhà ông H ra Bệnh viện Hà Đông để thăm khám và được chẩn đoán mắc SXH. Cách đó không xa, hộ gia đình bà Nguyễn Thị V, 68 tuổi, cũng đang điêu đứng về SXH, nhà bà có 6 người thì 6 người bị SXH liên tiếp nhau, trong đó bà và con trai phải nằm viện điều trị, còn một cháu do phát hiện sớm nên truyền dịch, điều trị ở nhà. Chi phí của bà và cậu con trai nằm điều trị ở Bệnh viện Hà Đông hết hơn 7 triệu đồng. 

Trong căn nhà cuối ngõ, vợ chồng ông Nguyễn Đình Lương (tổ 11) than thở: “Cách đây 1 tháng, cả nhà tôi nổi mẩn đỏ khắp người, không còn sức để làm gì. Ngày đầu tiên, tôi bị sốt rét, người đau ê ẩm, cán bộ y tế xã về nhà truyền nước nhưng không đỡ. Đến hôm sau đi viện mới phát hiện là bị sốt xuất huyết. Nhà tôi có 4 người thì 3 người đã mắc SXH rồi”. 

Cần sự nhiệt tình, ứng phó kịp thời trong phòng chống dịch

Ghi nhận tại một số tổ “nóng” về sốt xuất huyết ở Phú Lương cho thấy, đa số mọi người lo lắng trước những diễn biến phức tạp của bệnh. Là khu tổ “điểm nóng” của dịch sốt xuất huyết, ông Phan Bá Hải (tổ 11) cho biết, “trong vòng 2 tháng gần đây, số người mắc sốt xuất huyết trong tổ khá nhiều, có gia đình bị tới 2-3 người. Riêng nhà tôi có con và cháu trai bị sốt xuất huyết phải điều trị mất 1 tuần mới khỏi. Một số nhà có người mắc phải đi bệnh viện, có người đến khám bệnh tại nhà một bác sĩ trong làng, đang công tác ở bệnh viện”, ông Hải nói. 

Cùng với sự lo lắng, “đứng ngồi không yên” của người dân thì còn một số nhỏ người vẫn chủ quan với dịch bệnh mà nguyên nhân do họ chưa có sự hiểu biết về căn bệnh này. Khi được hỏi về SXH, nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng vì không nghĩ muỗi SXH lại truyền bệnh nhanh đến vậy. Thậm chí, trên thực chất thì họ không hiểu về loài muỗi vằn và những dấu hiệu của bệnh này. “Nó là con muỗi thế nào? Tôi cũng thấy tuyên truyền, thông báo về SXH hàng ngày đó nhưng cũng có mấy khi nghe được đâu, hoặc nghe xong không để ý lại bị quên”, bà Nguyễn Thị T (78 tuổi) thắc mắc. 

Không riêng bà T mà còn một số người khác cũng không hiểu biết về muỗi vằn và bệnh SXH. Hoặc, dù biết SXH là bệnh nguy hiểm, muỗi vằn là tác nhân gây bệnh nhưng có người thờ ơ, bởi họ nghĩ rằng cả nhà đều đã mắc và khỏi bệnh thì giờ chẳng lo gì nữa. Một số người cho biết, họ không nghĩ rằng muỗi vằn lại có thể xuất hiện từ chính trong ngôi nhà của mình và chỉ những nơi nước bẩn, ao tù muỗi mới đẻ trứng. Đồng thời, với họ mắc SXH là việc bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua một lần và chỉ một lần duy nhất là họ sẽ không mắc lại nữa. Chính những sự hiểu biết chưa chính xác, đầy đủ về bệnh là một phần tạo ra khó khăn trong công tác phòng chống dịch ở địa bàn nơi đây. 

Nói về nguyên nhân số người mắc SXH tăng cao ở địa bàn, các hộ dân cho rằng, do trước đây cống rãnh đọng nước bẩn, rác thải xả bừa bãi, ở những khoảng đất trống, vườn nhà chưa được người dân quan tâm giữ vệ sinh, còn là nơi chứa những chai lọ, nắp, hộp… tạo điều kiện cho loăng quăng, bọ gậy phát triển chính là nguyên nhân gây bệnh SXH.

Còn ngay từ những ngày đầu mùa dịch, ngay sau khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh SXH, chính quyền phường đã cử người đến phun hóa chất để diệt muỗi đồng thời kêu gọi mọi người dân trong khu phố dọn dẹp giữ vệ sinh chung. Trong quá trình tuyên truyền phòng chống dịch, có một số hộ không hợp tác, thậm chí trên địa bàn phường đã có một hộ gia đình bị phạt với mức 500 nghìn đồng vì không tuân thủ công tác phòng chống dịch.

Theo chính quyền phường, để có thể dập được dịch trong thời gian tới cần có sự hợp tác của người dân, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, cùng đẩy lùi dịch SXH. Mới đây, người dân các thôn xóm Phú Lương đã phải làm bản cam kết thực hiện tốt các biện pháp phòng chống SXH như thường xuyên vệ sinh nhà cửa, cọ rửa các vật dụng chứa nước sinh hoạt, thay nước bình hoa, cây cảnh, không treo quần áo bừa bãi,...

Tuy nhiên, người dân nơi đây cho rằng theo họ chính quyền địa phương vẫn còn lơ là trong công tác phòng dịch. Các cán bộ chỉ phun thuốc dập dịch theo đợt chứ không thực hiện thường xuyên. Có nhiều nơi, cán bộ chỉ đi qua nhà khảo sát, chứ không phun thuốc dập dịch. Điều này khiến các hộ dân cảm thấy hoang mang, lo lắng khi càng ngày số ca tử vong vì SXH càng tăng. Do đó, họ bày tỏ mong muốn các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác phòng chống dịch triệt để, sát sao hơn nữa bởi lâu nay công tác đó vẫn chỉ mang tính chất “làm cho có” chứ chưa thật sự hiệu quả. 

“Chúng tôi mong muốn chính quyền tăng cường phun thuốc phòng chống dịch trên diện rộng. Tôi thấy người đi phun thuốc đôi khi chỉ “phè phè” vài cái là xong, phun để lấy lệ chứ chưa thật sự nhiệt tình và có trách nhiệm. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều như hiện nay, chúng tôi rất mong có những biện pháp triệt để để dập dịch cho chúng tôi bớt khổ” - bà Nguyễn Thị T bày tỏ. 

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.