Người vui, kẻ buồn sau quyết định của tổng thống Donald Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) tiếp đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif, tại Bắc Kinh, ngày 13/5/2018
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) tiếp đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif, tại Bắc Kinh, ngày 13/5/2018
(PLO) - Ngày 8/5/2018, tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà Washington dưới thời Barack Obama và năm nước Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc đã ký với Iran hồi năm 2015 tại Vienna. Theo thỏa thuận này, Teheran cam kết không chế tạo bom nguyên tử và kiềm hãm hoạt đông hạt nhân của Iran để đổi lấy việc quốc tế, nhất là Mỹ, bãi bỏ một phần trừng phạt kinh tế.

Sự kiện 8/5 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế. Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đã chôn vùi mọi nỗ lực hợp tác đa phương trong cộng đồng tế. Người được, kẻ mất. Người vui, kẻ buồn. 

Nếu quyết định trên được Israel và Ả Rập Xê Út hoan nghênh, thì nó lại bị các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc chỉ trích. Hậu quả của việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran đối với các nước châu Âu đã được nhắc tới nhiều. Còn hệ quả đối với châu Á thì sao?  

Phản ứng của Nga và Trung Quốc 

Nga chắc chắn là quốc gia chỉ trích mạnh mẽ nhất quyết định của Donald Trump. Trước khi tổng thống Mỹ thông báo, ngay từ hồi tháng 4/2018, Matxcơva đã ủng hộ Teheran khi Iran từ chối thương lượng về một thỏa thuận hạt nhân mới.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nga, cũng như Liên hiệp châu Âu, đều không có lợi gì khi Washington áp dụng biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp làm ăn với Iran. Nhưng khác với các nước châu Âu, Nga dường như quyết tâm duy trì quan hệ thương mại với Iran. 

Sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Matxcơva và Teheran đã có thể xích lại gần nhau trong chính sách địa chính trị thông qua lĩnh vực kinh tế. Hai nước vốn có chung quan điểm về vấn đề khủng hoảng Syria: Cả hai đều là đồng minh của chế độ Bachar al Assad.

Trao đổi thương mại giữa hai nước, sau khi sụt giảm còn 1,24 tỉ USD vào năm 2015; đã tăng vọt lên thành 7 tỉ USD trong năm 2016, với các hợp đồng trị giá tới 40 tỉ USD, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng và quân sự. 

Nga đã dùng “Liên minh kinh tế Á – Âu” để đáp trả quyết định của Mỹ, với việc ký một thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Iran và Liên minh kinh tế Á - Âu, hướng tới hiệp định tự do mậu dịch dự kiến được ký kết trong ba năm tới. Như vậy, Nga đang cho thấy họ muốn ủng hộ đồng minh mới Iran.

Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng chừng mực hơn. Chính phủ Trung Quốc thông báo chính thức là “lấy làm tiếc” về quyết định của Donald Trump và khẳng định muốn “duy trì quan hệ với tất cả các bên”. Hiện Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu của Iran nên việc Bắc Kinh có quyết định ngả theo Mỹ hay không sẽ có hệ quả rất lớn đối với nền kinh tế Iran.

Tạm thời, Bắc Kinh có quyết định khá giống Matxcơva và muốn tiếp tục quan hệ thương mại với Teheran, duy trì các hợp đồng đã ký kết với Iran. Các hợp đồng này có giá trị trong vòng 25 năm và lên tới 600 tỉ USD. 

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng hưởng “những món hời lớn” khi Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran. Quyết định của Mỹ sẽ buộc các doanh nghiệp châu Âu rút lại các hợp đồng và ngưng đầu tư vào Iran. Điển hình là trường hợp của tập đoàn Total của Pháp. Total đã buộc phải thông báo không thể tiếp tục dự án đầu tư vào Iran, vì các lợi ích của tập đoàn Pháp trong làm ăn với Hoa Kỳ là rất lớn.

Ngay lập tức, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC đã thế chân Total ký nhiều hợp đồng với Iran. Chắc chắn sẽ còn nhiều tập đoàn Trung Quốc hưởng lợi như vậy nếu các doanh nghiệp châu Âu ngưng đầu tư vào Iran.

Teheran cũng ý thức được tầm quan trọng của các nhà đầu tư Trung Quốc. Sau ngày 8/5, Bắc Kinh là đối tác đầu tiên ngoại trưởng Iran Zarif tìm đến để thảo luận về tương lai.  

Ấn Độ và Hàn Quốc bị ảnh hưởng như thế nào?

Nga và Trung Quốc phản đối Mỹ trong vấn đề hạt nhân Iran là điều dễ hiểu, vì hai quốc gia này đã tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc và Nga, mà một số nước châu Á khác cũng đều được hưởng lợi khi quốc tế bỏ cấm vận Iran vào năm 2015.

Đó là trường hợp của New Delhi. Ấn Độ là khách hàng lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc. Còn Hàn Quốc là khách hàng lớn thứ ba và nhà cung cấp quan trọng thứ tư cho Iran. 

Năm 2015, New Delhi đã tranh thủ thỏa thuận hạt nhân Iran để xích lại gần Teheran. Ngoài các lý do kinh tế, Ấn Độ cũng không muốn để “đối thủ” Pakistan là nước duy nhất được hưởng lợi từ thỏa thuận này.

Tháng 2/2017, New Delhi và Teheran cũng đã ký 15 hợp đồng và bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, trong đó có hợp đồng liên quan đến xây dựng một đường ống dẫn dầu mà Nga cũng sẽ tham gia. Trước đó, hồi năm 2016, Ấn Độ và Afghanistan đã cùng ký với Iran thỏa thuận phát triển cảng biển Chabahar ở nước này, nhằm cạnh tranh với các nhà đầu tư Trung Quốc vào cảng biển Gwadar của Pakistan. 

Hiện Ấn Độ đang lâm vào thế khó xử. Liên minh với Washington trên sân khấu địa chính trị để tạo đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, nhưng New Delhi lại không muốn ngả hẳn sang Mỹ trên vấn đề Iran.

Còn đối với Hàn Quốc, thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 là một cơ hội để Seoul xích lại gần Teheran cả về kinh tế và ngoại giao. Hồi năm 2016, tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã sang thăm Teheran. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc công du Iran. Sau đó, trong năm 2017, Iran đã ký một hợp đồng trị giá 720 triệu euro với đại tập đoàn Hyundai.

Nhưng có lẽ sẽ rất khó để Seoul tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Teheran và chấp nhận bị Mỹ trừng phạt, vì lợi ích của Hàn Quốc gắn liền với Mỹ, cả về kinh tế và địa chính trị. Tạm thời, New Delhi và Seoul đều chưa đưa ra các quyết định liên quan tới đầu tư vào Iran.

Nói tóm lại, tại châu Á, việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế mà ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược địa chính trị trong khu vực. Iran thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trong khu vực, trước tiên là Nga và Trung Quốc. Hai nước này đều muốn kéo Iran vào “trục chống Mỹ” tại châu Á. Về phần Ấn Độ, nước này cũng có lợi nếu duy trì quan hệ với Iran để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại lục địa này. 

Và cuối cùng, việc Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng có những tác động tới vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Đường lối hòa giải của tổng thống Iran Hassan Rohani đối với phương Tây đã bị tổng thống Mỹ phá hỏng. Điều này có thể củng cố thêm quan điểm duy trì vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng.

Diễn biến mới nhất của sự việc, ngày 5/6/2018, Iran thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA tại Vienna, sẽ gia tăng khả năng sản xuất uranium phóng xạ cao, và do đó sẽ trang bị các máy ly tâm có công suất mạnh hơn. Động thá này dường như muốn gây thêm áp lực với châu Âu.

Cụ thể, Iran sẽ khởi công xây dựng một cơ xưởng chế tạo máy ly tâm tân tiến hơn và chế tạo khí UF6 (hexafluorure d'uranium) cần thiết cho máy ly tâm. Teheran đưa ra thông báo này sau khi Giáo chủ Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao, ngày hôm trước ra lệnh cho chính quyền Iran gia tăng năng lực làm giàu Uranium. 

Theo chỉ thị của lãnh đạo số một Iran, tạm thời các biện pháp này phải được thực hiện trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân 2015 nhưng nếu các nước châu Âu không cam kết đầy đủ bù đắp thiệt hại kinh tế cho Iran - do Mỹ hủy bỏ hiệp định và tăng cường trừng phạt - thì Iran cũng hủy hiệp định.

Trong khuôn khổ hiệp định hạt nhân, Iran phải chờ đến năm 2024 mới có quyền chế tạo máy ly tâm tối tân hơn những dàn máy hiện tại để gia tăng khả năng tinh lọc uranium có cường độ phóng xạ cao. 

Châu Âu đã lên tiếng trấn an, cho rằng bản thân những biện pháp đó “không vi phạm thỏa thuận”.  Cho dù vậy, châu Âu cũng lấy làm tiếc là quyết định của Teheran “không tạo thêm sự tin tưởng vào bản chất chương trình hạt nhân Iran”.

Việc làm giàu uranium là nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu làm giàu ở mức độ cao và với một lượng nhất định thì có thể chế tạo bom hạt nhân.

Hai ngày sau đó, chuyên gia các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân, ngoại trừ Mỹ, đã tổ chức họp kín vào hôm 7/6/2018 tại Teheran. Đây là cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp của thỏa thuận hạt nhân Iran, ở cấp chuyên gia, bao gồm nhóm các nước châu Âu, Anh, Đức Pháp, bộ phận ngoại giao châu Âu, Trung Quốc và Nga.  

Đọc thêm

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.