Nhật Bản gia tăng nhu cầu lực lượng lao động nước ngoài

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trên khắp Nhật Bản, từ khách sạn, nhà hàng, trang trại, công trường xây dựng, nhà máy… dường như sắp rơi vào cuộc khủng hoảng lao động thiếu trong khi nhu cầu trước Thế vận hội Tokyo 2020 lại đang tăng lên, do vậy nguồn lao động từ nước ngoài trở nên quý giá. 

Shinichiro Tsukada nói rằng công ty nhỏ của anh ở Tokyo sẽ không thể tồn tại nếu không có 22 công nhân Trung Quốc và Việt Nam, chiếm một nửa số lượng nhân viên của công ty. “Họ thực sự rất quan trọng. Tôi sẽ không biết xoay sở thế nào nếu thiếu họ. Không chỉ tôi mà nhiều ngành nghề khác trong cả nước thực sự cần họ. Nước Nhật không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho phép họ nhập cư và làm việc tại đây”, anh Shinichiro Tsukada cho biết. 

“Tôi tin rằng sau này Nhật Bản sẽ rất cần đến lực lượng lao động nước ngoài. Mặc dù tôi biết việc nhập cư sẽ có thể khiến nước Nhật gặp phải nhiều vấn đề”, Hiroki Kojima, 28 tuổi, làm trong ngành công nghệ thông tin cho biết.

Theo hãng Kyodo, số người nước ngoài đến Nhật Bản làm việc trong năm 2017 là 1,28 triệu người, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2008. Trong đó, chiếm gần 1/3, tức 29% là lao động từ Trung Quốc; khoảng 19% là người Việt Nam; tiếp đó là Philippines (12%), Brazil (9%) và Nepal (5%). Kết quả khảo sát do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực hiện hồi tháng 3 cho thấy Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng sau khi lực lượng lao động được sinh ra sau thời kỳ chiến tranh nghỉ hưu.

Biết rằng lâu nay Nhật Bản vẫn duy trì chính sách hạn chế lao động người nước ngoài do lo ngại những vấn đề liên quan dòng người nhập cư gia tăng. Đây chính là nguyên nhân giới chức Nhật Bản giới hạn việc cấp thị thực lao động tối đa 5 năm đối với lao động là người nước ngoài, cũng như quy định người lao động nước ngoài không được mang theo thân nhân đến Nhật Bản. 

Nhưng thời gian gần đây, Nhật Bản bắt đầu cởi mở hơn trong vấn đề nhập cư. Hiện các nhà chức trách Nhật Bản đang cân nhắc vấn đề tăng số lượng người nước ngoài, đồng thời cho phép họ mang theo cả các thành viên gia đình. Đây là một phần nội dung chính sách kinh tế mới, dự kiến được công bố và thảo luận ở các cấp trong tháng 6 tới, trước khi trình Quốc hội vào mùa thu năm nay. 

Hồi tháng 5, Nhật Bản còn có kế hoạch đến hết năm tài chính 2025 tiếp nhận hơn 500.000 lao động người nước ngoài nhằm bù đắp nhân lực thiếu hụt trong các ngành như nông nghiệp và xây dựng ở nước này. Theo kế hoạch trên, lao động nước ngoài sẽ được cấp thị thực lao động tại Nhật Bản trong 5 năm để làm việc trong 5 ngành: nông nghiệp, xây dựng, kỹ nghệ, hộ lý và đóng tàu. 

Đối tượng được tuyển dụng phải đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và tiếng Nhật Bản thông qua các bài kiểm tra. Những đối tượng đã tham gia chương trình đào tạo nước ngoài của Nhật Bản sẽ được miễn các bài kiểm tra này và có thể được cấp thị thực lao động tối đa 10 năm. Đáng chú ý, nếu như các năm trước Nhật Bản dành cơ hội cho những lao động phổ thông thì năm 2018 này sẽ có nhiều vị trí làm việc cho những lao động trí thức, tuyển dụng theo chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên với nhiều ưu đãi đặc biệt...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.