Người trẻ Việt Nam và ý thức gánh vác trách nhiệm trước biến đổi khí hậu

Những người trẻ Việt Nam tham gia Mạng lưới Kết nối Thanh niên toàn cầu. (Nguồn: BC)
Những người trẻ Việt Nam tham gia Mạng lưới Kết nối Thanh niên toàn cầu. (Nguồn: BC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đầu tháng 7, 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Luân Đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai - một thế giới phát triển bền vững. Tham gia chương trình, các lãnh đạo trẻ sẽ dành một tuần, từ ngày 1 - 5/7, tập trung thảo luận về vai trò của giới trẻ trong việc định hình tương lai cho cộng đồng của họ.

Được biết, Chương trình 90 Youth Voices for the Future được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Kết nối Thanh niên, một chương trình toàn cầu của Hội đồng Anh nhằm hỗ trợ thanh niên và các nhà lãnh đạo tương lai mở rộng kết nối với thế giới bên ngoài bên cạnh những chương trình học chính quy bằng cách chia sẻ kỹ năng và cung cấp nền tảng để họ kết hợp với nhau, kết nối với những người bạn từ Vương quốc Anh, từ cộng đồng của chính họ và trên toàn thế giới.

Trong số 90 lãnh đạo trẻ tham dự Chương trình, Việt Nam có ba đại diện, là những lãnh đạo trẻ đã tham gia chương trình Kết nối Thanh niên của Hội đồng Anh trong những năm gần đây. Phan Kỳ Trung hiện là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGONMekong) - Trường Đại học Cần Thơ. Là một cựu học giả Chevening khóa 2019/20, Trung đã và đang tham gia vào nhiều dự án gồm CoRe Việt Nam, Dòng sông của sự sống, Năng lực chống chịu của thanh niên dưới tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long (Y-CoRe) và dự án Kỹ năng về Khí hậu do Đại sứ quán Anh và Hội đồng Anh tài trợ từ năm 2020 đến nay.

Nguyễn Trần Mai Chi là một trong hai đại diện Việt Nam đầu tiên được chọn tham gia cùng các nhà báo, phóng viên, sinh viên toàn cầu tại chương trình Future News Worldwide 2019 của Hội đồng Anh tại Luân Đôn. Năm 2021, với tư cách là nhà lãnh đạo trẻ trong chương trình Dòng sông sự sống của Hội đồng Anh, dự án Cái chết của dòng sông của Chi đã giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho giới trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mai Chi cũng có cơ hội tham gia thảo luận bàn tròn cùng Chủ tịch COP26 Alok Sharma về vai trò của thanh niên với biến đổi khí hậu.

Trần Nguyễn Hoàng Long hiện đang là sinh viên năm cuối Đại học Cần Thơ. Là thủ lĩnh thanh niên trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Long đã đồng hành cùng Hội đồng Anh trong nhiều dự án như Dòng sông của sự sống và Thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu từ năm 2020 đến nay. Định hướng trở thành một nhà nghiên cứu môi trường trong tương lai, Long đã có cơ hội triển khai hai dự án là “Salty” và “Green View” nhằm giúp nâng cao năng lực và nhận thức của giới trẻ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi tự hào có ba nhà lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia vào một trong những sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 90 năm thành lập của Hội đồng Anh” - bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam cho biết - “Thông qua chương trình Kết nối Thanh niên, Hội đồng Anh cam kết trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng cần thiết để hiểu, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Biến đổi khí hậu thực sự là thách thức mang tính toàn cầu, cho thấy chúng ta cần phải kết nối và gắn kết với nhau như thế nào và đòi hỏi tất cả chúng ta phải cùng nhau giải quyết hậu quả của nó ra sao...”.

Sau ngày làm việc đầu tiên tại Luân Đôn, Trung, Chi và Long sẽ tới Cardiff, Thủ đô của xứ Wales, nơi các lãnh đạo trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, tham quan, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm. Lãnh đạo trẻ tham gia 90 Youth Voices for the Future sẽ tập trung vào các nội dung như xây dựng các cộng đồng và không gian hòa nhập, sử dụng công nghệ kỹ thuật số với mục đích tích cực và giới thiệu không gian xanh tới các thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Xây dựng văn hóa “nói không” với túi ni-lông

Hoạt động hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trước thực trạng “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm giảm túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt. Ảnh: Anh Hiển/ PV TTXVN tại Geneva
(PLVN) -  Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu - bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines - tại phiên thảo luận về chủ đề bảo đảm sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (1/7), tại kỳ họp của HĐND TP Hà Nội thảo luận Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giai đoạn 2025 - 2030, nhiều ý kiến đã mổ xẻ nguyên nhân sâu xa vì sao thời gian gần đây TP Hà Nội liên tiếp xảy ra một số vụ cháy thương tâm, thiệt hại về nhân mạng rất lớn.

Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.