Người tị nạn Afghanistan có thể đi đâu?

Những dòng người Afghanistan xếp hàng để lên máy bay sơ tán của Không quân Mỹ tại sân bay Kabul. Ảnh: AFP
Những dòng người Afghanistan xếp hàng để lên máy bay sơ tán của Không quân Mỹ tại sân bay Kabul. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là câu hỏi được đặt ra khi hàng nghìn người Afghanistan tuyệt vọng đang cố gắng giành được một cơ hội lên máy bay sơ tán khỏi đất nước trước khi lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh rút quân trong 3 ngày nữa (ngày 31/8).

Tính đến ngày 22/8, khoảng 6.000 lính Mỹ tham gia sơ tán binh lính Mỹ, công dân Mỹ và người Afghanistan đã được phê duyệt để được cấp Thị thực nhập cư đặc biệt, một chương trình để bảo vệ những người Afghanistan đã làm việc cho quân đội Mỹ ở Afghanistan. Các quốc gia khác như Đức, Pháp, Ý và Anh cũng đang tiến hành sơ tán công dân và một số người Afghanistan.

Các cuộc sơ tán vội vã diễn ra trong bối cảnh hỗn loạn ở Kabul. Nhưng đó chỉ là một phần của cuộc khủng hoảng di cư sẽ kéo dài ở Afghanistan. Ước tính có khoảng 500.000 người Afghanistan sẽ phải di cư đến cuối năm nay.

Bấp bênh số phận người di cư Afghanistan do qui chế nhập cư

Đạo luật Người tị nạn của Hoa Kỳ năm 1980 đã tiêu chuẩn hóa các thủ tục tiếp nhận người tị nạn - những người đã chạy trốn khỏi chiến tranh, bạo lực, xung đột hoặc ngược đãi - và đưa ra một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.

Nhưng trong 40 năm qua, tỷ lệ chấp nhận người tị nạn của Hoa Kỳ đã giảm đáng kể - từ 200.000 người được nhận vào năm 1980 xuống còn dưới 50.000 vào năm 2019. Trong 20 năm qua, Mỹ đã tiếp nhận hơn 20.000 người tị nạn Afghanistan, trung bình khoảng 1.000 người mỗi năm.

Nhưng trong năm tài chính 2020-2021, chỉ có 11.800 người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đến Mỹ định cư, trong số đó chỉ có 495 người Afghanistan nhận được Thị thực Nhập cư Đặc biệt (SIV).

Con số đó có vẻ nhỏ so với khoảng 20.000 người Afghanistan hiện đang trong quá trình chờ đợi SIV và 70.000 người Afghanistan bổ sung (bao gồm cả người nộp đơn và thành viên gia đình họ).

Những người tị nạn Afghanistan làm việc cho Canada tại Afghanistan chuẩn bị lên xe buýt sau khi đến Sân bay Quốc tế Toronto Pearson (Canada) vào ngày 24/8/2021. Ảnh: Reuters

Những người tị nạn Afghanistan làm việc cho Canada tại Afghanistan chuẩn bị lên xe buýt sau khi đến Sân bay Quốc tế Toronto Pearson (Canada) vào ngày 24/8/2021. Ảnh: Reuters

Trong nhiều thập kỷ, người Afghanistan cũng đã di cư hoặc chạy trốn sang châu Âu. Từ năm 2015 đến năm 2016, 300.000 người đã đến lục địa này. Họ là nhóm người tị nạn và tị nạn lớn thứ hai sau người Syria.

Dân số Afghanistan trên khắp lục địa Châu Âu vẫn còn ít và phân bố không đồng đều. Cho đến khi Taliban tiếp quản Kabul vào tháng 8/2021, nhiều người Afghanistan đã phải đối mặt với việc bị trục xuất. Đức là nước chủ nhà châu Âu lớn nhất, tiếp theo là Áo, Pháp và Thụy Điển.

Trong ba tháng đầu năm 2021, khoảng 7.000 người Afghanistan đã được cấp quy chế pháp lý vĩnh viễn hoặc tạm thời trong Liên minh châu Âu, chủ yếu ở Hy Lạp, Pháp, Đức và Ý và một số ít hơn người Afghanistan ở các quốc gia EU khác.

Australia - dựa trên điều tra dân số năm 2016 - có khoảng 47.000 người Afghanistan là thường trú, một số người trong số họ bắt đầu đến từ năm 1979. Khoảng 4.200 người Afghanistan khác đã nhận được tình trạng được cư trú tạm thời.

Điều này vẫn khiến một số lượng lớn người Afghanistan phải di cư mà không có nơi thường trú lâu dài.

Gần 250.000 người Afghanistan buộc phải di tản

Theo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, hơn nửa triệu người đã phải di tản cho đến nay (vào năm 2021). Khoảng 80% trong số gần một phần tư triệu người Afghanistan buộc phải chạy trốn kể từ cuối tháng 5 là phụ nữ và trẻ em.

Tính đến năm 2021 và trước cuộc khủng hoảng hiện tại, ít nhất 3,5 triệu người Afghanistan vẫn phải bỏ nhà ở Afghanistan vì bạo lực, bất ổn chính trị, nghèo đói, khủng hoảng khí hậu và thiếu cơ hội kinh tế. Đại đa số người tị nạn Afghanistan không định cư ở phương Tây.

Pakistan, có chung đường biên giới trên bộ dài 2.640 km với Afghanistan, từ lâu đã thu hút số lượng lớn nhất người tị nạn Afghanistan mặc dù nước này không phải là một bên của Công ước Người tị nạn 1951 hay Nghị định thư năm 1967.

Trong vòng hai năm (từ sau năm 1979), sau cuộc xung đột bùng phát bởi sự trỗi dậy của lực lượng Mujahideen, 1,5 triệu người Afghanistan đã trở thành người tị nạn. Đến năm 1986, gần 5 triệu người Afghanistan đã chạy sang Pakistan và Iran.

Kể từ tháng 3/2002, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), cho biết gần 3,2 triệu người Afghanistan hồi hương, nhưng vào tháng 4/2021, Liên hợp quốc báo cáo rằng hơn 1,4 triệu người tị nạn Afghanistan vẫn ở lại Pakistan do bạo lực liên tục, thất nghiệp và bất ổn chính trị ở Afghanistan.

Iran cũng vẫn là một nước chủ nhà quan trọng đối với người di cư từ Afghanistan, với gần 800.000 người tị nạn đã đăng ký và ít nhất hai triệu người chưa được đăng ký.

Số lượng nhỏ hơn người tị nạn Afghanistan và người xin tị nạn là ở Ấn Độ (15.689), Indonesia (7.692) và Malaysia (2.478).

Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia tiếp nhận người tị nạn lớn nhất thế giới, với hơn 3,8 triệu người tị nạn Syria đã đăng ký, có 980 người tị nạn Afghanistan đã đăng ký và 116.000 người Afghanistan xin tị nạn.

Các quốc gia có những qui định khác nhau để tiếp nhận người tị nạn Afghanistan. Ảnh: AFP

Các quốc gia có những qui định khác nhau để tiếp nhận người tị nạn Afghanistan. Ảnh: AFP

Số liệu mới nhất của AP cho thấy hơn 47.000 dân thường Afghanistan và ít nhất 66.000 lực lượng quân đội và cảnh sát Afghanistan đã thiệt mạng trong cuộc chiến Afghanistan kéo dài 20 năm qua.

Theo Dự án Chi phí Chiến tranh của Đại học Brown, ngày càng có nhiều người Afghanistan thiệt mạng do các cuộc bắn phá, các vụ tấn công khủng bố, đánh bom liều chết, các vụ ám sát.

Ngay cả trước khi Taliban tiếp quản Kabul, thương vong dân sự đã tăng 29% trong quý I năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Một báo cáo của Liên hợp quốc từ tháng 7/2021 cho thấy số phụ nữ thiệt mạng đã tăng 37% và bị thương và tăng 23% số thương vong ở trẻ em so với quý I năm 2020.

Với việc Taliban tiếp quản Kabul, nhiều người Afghanistan muốn sơ tán. Một số quốc gia phương Tây đã cam kết tiếp nhận một số lượng nhỏ người tị nạn Afghanistan, bao gồm Canada (20.000 người) và Vương quốc Anh (20.000 người trong vòng 5 năm).

Người tị nạn Afghanistan có thể đi đâu?

Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách cứng rắn đoió với người tị nạn trên phần lớn châu Âu có nghĩa là sẽ không có nhiều người Afghanistan sẽ tìm được nơi an cư trên lục địa này.

Áo và Thụy Sĩ đã từ chối tiếp nhận một số lượng lớn người Afghanistan. Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã căng thẳng với những người tị nạn, cho biết họ không muốn trở thành “nhà kho tị nạn của châu Âu”.

Các quốc gia khác cam kết tiếp nhận tạm thời số lượng nhỏ người Afghanistan bao gồm Albania, Qatar, Costa Rica, Mexico, Chile, Ecuador và Colombia. Uganda, nơi đã tiếp nhận 1,5 triệu người tị nạn, chủ yếu đến từ Nam Sudan, cũng đã đồng ý tiếp nhận tạm thời 2.000 người Afghanistan.

Cuối cùng, hầu hết những người Afghanistan có thể rời khỏi đất nước sẽ không đi máy bay mà là đi bộ đến Pakistan và Iran.

Pakistan, vốn đã căng thẳng bởi các cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị của riêng mình, một lần nữa có thể sẽ là nước chủ nhà lớn nhất cho những người Afghanistan di tản gần đây nhất. Nhưng do việc qua lại biên giới trong khu vực rất khó khăn và nguy hiểm, phần lớn những người Afghanistan sẽ phải ở lại trong biên giới của Afghanistan.

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.