Người thời xưa học ngoại ngữ như thế nào?

Thời nhà Nguyễn, người dân được cấp học bổng để học ngoại ngữ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Giaoduc.net)
Thời nhà Nguyễn, người dân được cấp học bổng để học ngoại ngữ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Giaoduc.net)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ngoại giao được xem là một lĩnh vực quan trọng. Để thuận tiện trong giao tiếp, nhiều quan lại người Việt Nam thời phong kiến thông thạo ngoại ngữ.

Đọc thông, viết thạo như người bản địa

Vào thời nhà Trần, có một vị hoàng tử được coi là “thần đồng” ngoại ngữ. Ông không chỉ đọc thông, viết thạo tiếng của các nước láng giềng, mà còn hiểu về bản sắc, văn hóa dân tộc của từng nơi. Đó chính là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255 - 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông, em của vua Trần Thánh Tông. Ông là danh tướng nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287 - 1288).

Không chỉ là danh tướng nổi danh, Trần Nhật Duật còn được biết đến với tư cách nhà ngoại giao lỗi lạc. Tương truyền, ngay từ khi còn nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, “sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người”. Sử sách ghi lại rất nhiều công lao phiên dịch cho các đoàn sứ thần người nước ngoài của Trần Nhật Duật.

Theo sử sách chép lại, Chiêu Văn Vương thông thạo ít nhất… 4 thứ tiếng. Đầu tiên là tiếng Tống (tiếng Trung), tiếng Xiêm La (Thái Lan), tiếng Chiêm Thành (Campuchia), tiếng Sách Mã Tích (tiếng người Singapore). Nhiều giai thoại, kể về việc Trần Nhật Duật nói chuyện, ăn cơm, uống rượu với các đoàn lái buôn, đoàn sứ thần người Tống như người bản địa của họ. Ông đặc biệt được người nước ngoài yêu mến, quý trọng.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời vua Trần Nhân Tông, một lần sứ giả nước Sách Mã Tích (tên cổ của Singapore) sang cống, nhưng triều đình không tìm được người phiên dịch. Cả thành Thăng Long chỉ có mình Trần Nhật Duật dịch được và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ với sứ giả nước bạn.

Cách học tiếng nước ngoài của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật rất đơn giản, đó là niềm say mê, hứng thú và luôn chăm chỉ giao tiếp với người nước ngoài. Khi có người hỏi Trần Nhật Duật vì sao biết được tiếng nước Sách Mã Tích. Ông trả lời: “Thời vua Thái Tông, sứ nước ấy sang, nhân có giao du với họ, nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ”. Tài ngoại ngữ của Trần Nhật Duật khiến vua Nhân Tông rất thán phuc. Có lần vua còn nói đùa: “Chiêu Văn Vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân giống Phiên, Man” (chỉ các dân tộc lân bang ở vùng Đông Nam Á thời đó).

Người nổi tiếng thứ hai trong lịch sử Việt Nam, đó là ông Trương Vĩnh Ký ở thế kỷ thứ XIX. Ông là người lập ra tờ báo đầu tiên của xứ Đông Dương, tên là Nông Cổ Mín Đàm, sau đó là tờ Gia Định Báo. Theo thông tin còn được lưu giữ đến hiện nay ông Vĩnh Ký thông thạo đến 26 ngoại ngữ. Nhà văn Pháp Émile Littré (1801-1881) đã từng phải kinh ngạc thốt lên: “Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học (bác học ngôn ngữ) bậc nhất thời nay”.

Trương Vĩnh Ký được nhiều học giả phương Tây ca ngợi và đánh giá cao. Được biết, phần lớn kiến thức đều do ông tự trau dồi, bồi dưỡng bản thân mình. Từ nhỏ, gia đình Trương Vĩnh Ký rất nghèo, bố mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi đàn con thơ. Ba tuổi, ông thuộc làu Tam tự kinh; bốn tuổi, ông học viết; năm tuổi (năm 1842) cắp sách đến trường học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo Học. Năm 11 tuổi (1848), Trương Vĩnh Ký được gởi đến học tại Pinhalu (Phnom Penh,

Campuchia) được xây cất ở giữa một rừng thốt nốt hoang vu gần sông Mekong và cách Phnom Penh độ 6 dặm, dành cho cả vùng Đông Nam Á và Trung Hoa.

Lớp học có 25 học sinh từ 13-15 tuổi và Trương Vĩnh Ký là người nhỏ nhất. Vốn có thông minh, Trương Vĩnh Ký có khả năng tự học ngoại ngữ từ sách vở trong thư viện. Các nhà ngôn ngữ học đương thời cho rằng Trương Vĩnh Ký đã tự tìm ra những quy luật ngữ pháp giống nhau, khác nhau của các tiếng nước ngoài để học nhanh và dễ dàng. Ngoài ra, Trương Vĩnh Ký gặp gỡ, ăn ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á như:

Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ciampois (Chăm)… Kết quả, cậu thiếu niên 13 tuổi tên Vĩnh Ký đã nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên của các bạn cùng trường. Trong khoảng thời gian 7 năm theo học tại đây, Trương Vĩnh Ký học chuyên ngữ Latin và Hi Lạp. Ngoài ra, ông còn học nâng cao các thứ tiếng khác như Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật, Hi Lạp, Thái Lan, Pháp, Ý…

Triều đình “cấp học bổng du học”

Trương Vĩnh Ký thông thạo… 26 ngoại ngữ. (Ảnh: Trương Vĩnh Ký. Nguồn:Libero school)

Trương Vĩnh Ký thông thạo… 26 ngoại ngữ. (Ảnh: Trương Vĩnh Ký. Nguồn:Libero school)

Đến thời nhà Nguyễn, mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam không chỉ dừng lại ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, mà đã mở rộng ra các nước phương Tây. Vì vậy, việc cần những quan lại có vốn ngoại ngữ, hiểu biết về nhiều châu lục trên thế giới trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vào thời nhà Nguyễn, triều đình sẵn sàng bỏ tiền để thanh niên người Việt Nam đi sang nước ngoài du học.

Dưới triều Vua Minh Mạng (1820-1841), việc đào tạo ngoại ngữ được chú ý song song với việc đào tạo hàng ngũ quan văn, quan võ, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Vua đã ban sắc lệnh cho Bộ Lễ tuyển chọn con em quan lại và những thanh thiếu niên tuổi dưới 16 nhưng có chút tư chất, để nhà nước cấp tiền ăn học ngoại ngữ nước ngoài. Cụ thể, vào năm 1838, Vua Minh Mạng đã phê duyệt chương trình đào tạo tiếng nước ngoài với những quy định rất cụ thể cho học trò quán Tứ Dịch học tập văn tự ngoại quốc. Chương trình này ghi rõ: Thanh âm và từ ngữ Tây Dương khó hơn tiếng Xiêm, Lào. Do vậy, những người mới học trong 3 tháng, chữ Tây mỗi ngày học 2-3 chữ; chữ Xiêm, Lào mỗi ngày 7-8 chữ. Những người đã học hơn 6 tháng: chữ Tây mỗi ngày 4-5 chữ, thêm lên đến 6-7 chữ; chữ Xiêm, Lào mỗi ngày 8-9 chữ, thêm lên đến 11-12 chữ.

Không chỉ ngoại ngữ phương Tây, Xiêm, Lào, Vua Minh Mạng chú trọng cả chữ Hán của người Trung Quốc. Vua giao chọn người Hoa và những học trò con nhà gia giáo để đôn đốc học tập chữ Hán. Thầy giáo và học trò đều được cấp tiền lương, bổng lộc nuôi ăn, nuôi học như một quan lại nhà nước. Cụ thể như sau: thầy giáo lĩnh 1 quan tiền/tháng và 1 phương gạo. Triều đình bố trí người thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người học để họ nhanh chóng thông thạo ngoại ngữ, có thể dùng vào việc sai phái và phiên dịch. Đặc biệt, với những người thông minh, hiếu học, có thể học “vượt cấp”, “vượt lớp”, điều này được vua quan nhà Nguyễn khuyến khích, ủng hộ, thậm chí còn được tặng vàng, tặng tiền để khen ngợi. Cứ 3 tháng một kỳ, nội các và Bộ Lễ phối hợp sát hạch. Ai đọc thuộc lòng, thông hiểu, chữ viết đúng, ngay ngắn, nhiều đến 100 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng ưu, được thưởng 6 quan tiền; nếu được 50 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng trung bình được thưởng 4 quan tiền. Đối lập lại với những người chăm học ngoại ngữ, những người biếng nhác sẽ bị phạt roi, đòn, phê bình trước tất cả mọi người.

Đến thời vua Tự Đức (1847-1883), nổi tiếng là một ông vua hiếu học. Chế độ học tiếng Tây, chữ Tây dưới thời Tự Đức có nhiều điều thuận lợi hơn trước. Tiêu chuẩn tuyển chọn cũng thông thoáng hơn. Không nhất thiết là cử nhân, tú tài, học trò, thí sinh, khóa sinh, con em các quan viên... Bất kỳ ai thông nghĩa sách, biết chữ, tuổi trên dưới 20 mà tình nguyện đi học thì đều chuẩn cho đi Hương Cảng, đi sang Tây. Người đi học được cấp tiền lệ phí, 5 năm về sát hạch, nếu thành tài thì bổ nhiệm làm quan. Sau này, những viên quan phiên dịch (thông ngôn) này làm tốt công việc được triều đình thăng chức để khuyến khích có nhiều người đi học ngoại ngữ hơn.

Trong hơn 100 tư liệu được lựa chọn từ châu bản, mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục văn thư lưu trữ Nhà nước) tổ chức triển lãm 3D “Giáo dục triều Nguyễn - Vang vọng còn lại” vào năm 2021. Trong một tài liệu mộc bản có nêu: “Phụng xét người bản quốc hiện nay am hiểu tiếng Pháp rất ít, lúc cần phái việc gì rất ít người. Nếu chọn các con em thiếu niên ra nước ngoài học tập thì phí tổn rất lớn mà lần đầu đi xa chưa hẳn đã vui vẻ, tình nguyện. Vậy nay xin quan do phủ Thừa Thiên và hai tỉnh Nam Ngãi hết lòng tuyển chọn các con em của dân lương và trẻ nhỏ trong hạt từ 10 đến 16 tuổi, mỗi tỉnh khoảng 10 tên gửi đến hoặc do nha thần tập hợp. Toàn năm cấp quần áo, đồ ăn, phái một viên ký lục (tú tài xuất thân) và một viên thông ngôn (như Nguyễn Đức Minh sung giáo tập và thông dịch tiếng Pháp thuộc nha đến dạy học”.

Tin cùng chuyên mục

Mưa lớn nước chảy như thác đổ, Quảng Nam cảnh báo lũ quét

Mưa lớn nước chảy như thác đổ, Quảng Nam cảnh báo lũ quét

(PLVN) - Trong sáng ngày 5/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa lớn, tại đảo Cù Lao Chàm nước chảy như thác đổ. Chính quyền tỉnh này phát cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở tại vùng núi và ngập úng tại vùng thấp trũng, nơi tập trung đông dân cư.

Đọc thêm

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.

Tìm người thân cho bé trai đi lạc ở Hà Nội

Nhận lại con, chị H rất xúc động, biết ơn các cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 4, Công an TP Hà Nội.
(PLVN) - Phát hiện bé trai 10 tuổi đi lạc, không thể nói chuyện, cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội) đã nỗ lực nhiều giờ tìm người thân cho cháu...

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

'Tiếp lửa' để phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Chị Lý Thị Nga - Giải Nhất Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, qua hơn 6 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, đã có trên 80.000 ý tưởng kinh doanh của phụ nữ được hỗ trợ; trên 70.000 phụ nữ mạnh dạn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; gần 5.000 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý được thành lập; hơn 60.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn nâng cao năng lực, hỗ trợ kết nối các nguồn lực để phát triển.