Người Nhật với tham vọng dọn...rác vũ trụ

CEO của Astroscale, Mitsunobu Okada
CEO của Astroscale, Mitsunobu Okada
(PLO) -Nằm trong một khu công nghiệp buồn tẻ, bao quanh là vô số nhà kho và nhà máy, văn phòng Tokyo của hãng Astroscale đang tìm kiếm cơ hội để tiến vào lĩnh vực quản lý chất thải. Trong văn phòng, nhà sáng lập công ty- Mitsunobu Okada, một doanh nhân-  nhìn khác hẳn với người thu gom rác thông thường...

Nhiều bức ảnh về các hành tinh được treo ngay cửa phòng họp. Một hệ thống vệ tinh được đặt gọn gàng ở một góc phòng. Okada lịch lãm trong bộ áo sơ mi màu xanh sẫm có in kèm khẩu hiệu của công ty: Space Sweepers - Người quét dọn vũ trụ.

Okada đã lập công ty chuyên thu gom rác ở một số nơi mà con người khó chạm tay tới: Các bệ tên lửa, các vệ tinh và những loại rác khác treo lơ lửng trên Trái đất kể từ khi Sputnik mở ra thời đại không gian. 

Ý tưởng...vượt không gian

Mitsunobu Okaka đã khởi động công ty Astroscale khoảng 3 năm trước với niềm tin chắc nịch rằng, các cơ quan vũ trụ quốc gia cũng như quốc tế sẽ đối mặt với một vấn đề hóc búa, chỉ có thể được xử lý bởi một công ty tư nhân quy mô nhỏ hoạt động có lợi nhuận.

Okada năm nay tròn 43 tuổi, đặt trụ sở công ty Astroscale ở Singapore nhưng ông lại chế tạo một tàu vũ trụ ở Nhật Bản, nơi có một đội ngũ kỹ sư dầy dạn kinh nghiệm. “Hãy đối mặt với nó, quản lý chất thải không phải là thứ hấp dẫn cho một cơ quan không gian nhằm thuyết phục người đóng thuế để phân bổ tiền. Đột phá của tôi là tìm cách để đi thẳng vào lĩnh vực kinh doanh này”. 

Trong vòng nửa thế kỷ qua, quỹ đạo thấp của Trái Đất đã có quá nhiều rác, gia  hiểm họa va đụng rác với các vệ tinh và tàu vũ trụ không người lái. Hàng chục triệu mảnh rác nhỏ như các bu lông hay những khối dung dịch làm mát động cơ bị đông lạnh, không thể tự rơi xuống đất.

Một hệ thống buồng chân không dùng cho giai đoạn thử nghiệm vệ tinh IDEA OSG 1 của công ty Astroscale ngay tại nhà máy của công ty ở Tokyo. Vệ tinh sẽ được phóng vào năm 2017, thu thập dữ liệu về mật độ rác không gian.
Một hệ thống buồng chân không dùng cho giai đoạn thử nghiệm vệ tinh IDEA OSG 1 của công ty Astroscale ngay tại nhà máy của công ty ở Tokyo. Vệ tinh sẽ được phóng vào năm 2017, thu thập dữ liệu về mật độ rác không gian. 

Ngay cả những mảnh rác tí hon khi di chuyển qua quỹ đạo cũng có thể bay cực nhanh đủ để trở thành những “viên đạn” chết người. Năm 1983, tàu con thoi vũ trụ Challenger trong hành trình bay trở lại Trái Đất đã bị xuyên thủng tấm kính chắn gió chỉ bởi một con chip nhỏ bằng hạt đậu.

Ông William Ailor, một thành viên của Nghiệp đoàn hàng không vũ trụ Mỹ (ASC), nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không bắt đầu loại bỏ thì môi trường rác sẽ ngày càng trở nên bất ổn. “Dân số rác” sẽ ngày càng đông đảo hơn và có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động vệ tinh”. 

Kiếm đôla từ vũ trụ

Mitsunobu Okada vốn là một cựu quan chức chính phủ Nhật và kinh doanh mạng trực tuyến. Đam mê vũ trụ từ thủa ấu thơ, năm 1988, lúc còn là một thiếu niên, Okada đã bay sang tiểu bang Alabama (Mỹ) tham dự một Trại không gian Mỹ tại Trung tâm tên lửa và không gian Mỹ (USSRC) ở Huntsville; sau đó chọn theo học trường kinh doanh tại Đại học Purdue (thành phố Tây Lafayette, tiểu bang Indiana, Mỹ),  nơi phi hành gia vũ trụ huyền thoại người Mỹ Neil Armstrong từng theo học.

Okada đã thành lập một công ty phần mềm vào năm 2009, nhảy vào các dự án rác vũ trụ khác. Ông đã tạo ra một bản kế hoạch gồm 2 bước để kiếm tiền từ việc dọn rác. Trước hết, các kế hoạch của Astroscale là phóng một vệ tinh nặng độ 22,6kg gọi tên là IDEA OSG 1 vào năm tới 2017 trên một tên lửa của Nga.

Vệ tinh sẽ đem theo các tấm pano để có thể đo lường số lượng các vụ tấn công từ những miếng rác có đường kính không đầy 1mm. Astroscale sẽ sử dụng dữ liệu này để chuyển thành những bản đồ chi tiết đầu tiên về mật độ rác tại các cao độ và địa điểm khác nhau, rồi các bản đồ sẽ được bán lại cho các nhà điều hành vệ tinh và các cơ quan vũ trụ. 

Vệ tinh IDEA OSG 1 nặng 22,6 kg sẽ đo lường số lượng các vụ tấn công từ rác với đường kính không đầy 1mm.
Vệ tinh IDEA OSG 1 nặng 22,6 kg sẽ đo lường số lượng các vụ tấn công từ rác với đường kính không đầy 1mm. 

Okada vui vẻ bật mí: “Chúng tôi cần doanh thu ở giai đoạn đầu, ngay cả trước khi việc loại bỏ rác thực sự bắt đầu, nhằm chứng minh chúng tôi là một doanh nghiệp thương mại hẳn hoi”. Okada đã nhận khoản tiền 43 triệu USD từ các nhà góp vốn đầu tư cho dự án.

Các bước tham vọng hơn của Astroscale sẽ diễn ra vào năm 2018, khi công ty của Okada phóng đi một tàu vũ trụ gọi là ELSA 1. Lớn hơn con tàu trước, ELSA 1 sẽ chở theo các thiết bị cảm biến và động cơ đẩy sẽ cho phép tàu vũ trụ đi theo dấu rác, tiếp cận các loại rác nhẹ bằng một vũ khí mới: keo dính.

Được biết, Astroscale đã hợp tác với một công ty hóa chất Nhật để tạo ra một thứ chất keo siêu dính có thể phủ lên bề mặt bằng phẳng cỡ một cái đĩa ăn lên tàu ELSA 1. Tàu vũ trụ sẽ cố tình va vào các mảnh rác vũ trụ, cho chúng bám lên bề mặt tàu và kéo nó ra khỏi quỹ đạo. Cả tàu ELSA 1 và rác sẽ cùng bị đốt cháy trong hành trình về lại Trái Đất. 

Khái niệm về xử lý rác không gian không phải là giả tưởng. Không lực Mỹ đã đề xuất sáng kiến về “chổi laser”, sử dụng laser từ mặt đất để làm bốc hơi một điểm trên bề mặt rác vũ trụ, tạo ra một lực bám hút rác về phía bầu khí quyển Trái Đất. Còn có những đề xuất khác là sử dụng cánh tay rô bốt, lưới, sợi dây kim loại và thậm chí cả lao móc để dọn rác vũ trụ.

Tuy vậy, các chuyên gia nói rằng thách thức là xây dựng một tàu vũ trụ không người lái để có thể theo dõi rác, tiếp cận và túm lấy các mảnh rác đang bay xuyên qua không gian với vận tốc tới 17.000 dặm/giờ. 

Ngay cả khi công nghệ hoạt động hiệu quả, còn có một vấn đề khác phải đối mặt: Chi phí. Okada nói rằng chìa khóa để kéo giảm giá thành từ hàng chục triệu USD hay thậm chí hàng trăm triệu USD xem ra hết sức là nan giải. Ngay cả miếng keo dính trên tàu vũ trụ ELSA 1 dù chỉ nặng vài kg so với cánh tay rô bốt nặng 45,3kg, các kỹ sư của Astroscale cũng phải bóp trán để có thể kéo giảm trọng lượng con tàu vũ trụ xuống cỡ 90,7kg để cho tàu nhẹ hơn những con tàu vũ trụ thông thường.

Các phần của vệ tinh đang được đi xét nghiệm tại nhà máy của Astroscale ở Tokyo.
Các phần của vệ tinh đang được đi xét nghiệm tại nhà máy của Astroscale ở Tokyo. 

Okada kể: “Ở Mỹ, các kỹ sư hàng không vũ trụ ngày càng tỏ ra quan tâm hơn đến các sứ mạng sao Hỏa, hơn là quản lý chất thải. Người Nhật lại không mấy quan tâm tới các sứ mạng vũ trụ, vì thế các kỹ sư tỏ ra hào hứng với ý tưởng của tôi”.

Ông Okada cũng nhấn mạnh rằng Astroscale sẽ bắt đầu ký kết hợp đồng với các công ty để cùng vận hành mạng lưới các vệ tinh cỡ lớn, nhằm loại bỏ những vệ tinh bị hỏng hóc của họ. Okada nói, nếu một công ty có hàng ngàn vệ tinh thì sẽ có vài cái bị hư.

Astroscale sẽ loại bỏ những thiết bị hư, cho phép công ty lấp đầy mạng lưới của họ bằng cách thay thế bằng những vệ tinh hoạt động tốt. “Mục đích đầu tiên của chúng tôi là không thu thập rác ngẫu nhiên mà là rác vệ tinh từ các khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi có thể thâu tóm rác bằng công nghệ hoàn hảo của mình.

Cách tiếp cận này cũng ngăn chặn một trở ngại trong luật pháp quốc tế nhằm loại bỏ các loại rác vũ trụ: luôn yêu cầu giấy phép của chủ rác”. Dựa theo Hiệp ước 1967, các vật thể nhân tạo trong vũ trụ thuộc về các quốc gia đã phóng chúng lên, và không được đụng chạm nếu không được các chủ nhân đó cho phép.

Nhưng doanh nhân Okada cho rằng việc tìm ra các cách thức quanh những rào cản này có ý nghĩa hơn mục đích kinh doanh, sẽ nhanh chóng biến giấc mơ thời thơ ấu của mình thành hiện thực. Okada lạc quan nhấn mạnh:

“Tôi đã nhìn thấy một cơ hội kinh doanh tuyệt vời từ việc giải quyết một vấn đề mà ai cũng cho là khó nhằn. Nhưng sự nhiệt tình nuôi dưỡng tôi từ thủa thiếu niên đã khiến tôi gạt qua tất cả, đó chính là vũ trụ!”.../. 

Tin cùng chuyên mục

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

Đọc thêm

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.