Ấn Độ chật vật đối phó với ô nhiễm không khí

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dù vẫn được xem là một trong những nơi có ô nhiễm không khí tệ nhất thế giới nhưng chất lượng bầu khí quyển ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ trong tuần qua đã đạt đến một mức độ tồi tệ mới.

Theo AP, không khí ở New Delhi những ngày qua đã bẩn đến mức có thể “nếm và ngửi thấy”. Một nhóm vận động bảo vệ môi trường ở Ấn Độ cho hay, theo các dữ liệu thống kê của chính phủ, lượng khói mù bao trùm New Delhi đã tồi tệ nhất trong 17 năm trở lại đây.

Mức độ tập trung hạt ô nhiễm PM2.5 – những hạt nhỏ xíu có thể gây nghẽn phổi – trung bình đạt đạt đến mức gần 700 microgram mỗi m3 khí. Mức này cao hơn 12 lần so với chỉ tiêu về chất lượng không khí của Ấn Độ và cao hơn đến 70 lần so với tiêu chuẩn của WHO.

Nhiều vấn đề được cho là đã góp phần khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở New Delhi không những không được cải thiện mà còn ngày càng trở nên tệ hơn. Trong đó, người dân ở thủ đô vẫn liên tục đốt pháo, đốt những đống rác thải sinh hoạt xuyên đêm. Bụi từ những dự án xây dựng nằm rải rác khắp thành phố không hề bị kiểm soát. 

Và đặc biệt, mỗi khi mùa đông đến, những người nông dân ở các bang giáp thủ đô lại bắt đầu đốt rơm rạ trên những cánh đồng lúa của họ để chuẩn bị trồng mì. “Những nguồn gây ô nhiễm ở Delhi và ở ngoài thủ đô Delhi đã gia tăng theo cấp số nhân trong vài ngày qua” - ông Polash Mukerjee, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm khoa học và môi trường, một tổ chức nghiên cứu và vận động hành lang nhằm bảo vệ môi trường, nói.

Theo ông Polash, gió thổi về Delhi từ mọi hướng, đặc biệt là từ Punjab và Haryana, nơi những đám cháy do đốt rạ lớn được phát hiện thường xuyên. 

Chất lượng không khí như vậy đã khiến mùa đông ở Delhi trước kia vốn đồng nghĩa với những kỳ nghỉ và những ngày dã ngoại cuối tuần ở các công viên tại thủ đô thì giờ trở thành khoảng thời gian khủng hoảng về sức khỏe của người dân mỗi năm. Trong bối cảnh hàng triệu người ở thủ đô vật vã trong những cơn ho đến nổ mắt, 5.000 trường học ở thủ đô của Ấn Độ trong tuần này đã buộc phải đóng cửa. Đối với người lớn, các bác sỹ cũng khuyến cáo ở trong nhà trong những ngày chất lượng không khí xuống thấp. 

Trong vòng 2 năm qua, chính quyền thủ đô của Ấn Độ đã thử nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng ô nhiễm, trong đó có việc ban hành các tiêu chuẩn khí thải nghiêm khắc hơn và việc đánh thuế vào những chiếc xe tải chạy bằng diesel vào thành phố. New Delhi cũng đã tìm cách để giới hạn số ô tô ra đường trong những tháng của mùa đông, khi chất lượng không khí thường rơi xuống mức tồi tệ nhất. Thành phố này đã 2 lần áp dụng biện pháp thực hiện việc cho xe hơi lưu thông trên đường dựa theo biển số chẵn lẻ trong vòng 2 tuần.

Hồi tháng trước, thành phố này cũng đã công bố một ứng dụng trên điện thoại có tên “Thay đổi không khí”, theo đó khuyến khích người dân gửi hình ảnh và những khiếu nại về những nguồn gây ô nhiễm, từ việc đốt rác và rác thải ở công viên cho tới các dự án xây dựng không thực hiện các biện pháp kiểm soát bụi.

Song, nhưng thành phố này vẫn đang chật vật thực thi các biện pháp này nhằm kiểm soát không khí. Một trong những thách thức lớn nhất mà New Delhi phải đối mặt là việc đốt rơm rạ ở các khu vực lân cận dù đã việc phạt nông dân về hành vi này đã được thực hiện tương đối mạnh tay. Bởi, với những người nông dân, việc đốt rơm trên đồng rẻ hơn nhiều so với việc phải bỏ tiền thuê người chở rạ đi nơi khác. Ông Mukerjee cho rằng, một phần nguyên nhân của tình trạng này là do chính phủ chưa đưa ra được một chiến lược để giúp nông dân xử lý chất thải từ cây trồng của họ.

Trong khi đó, những người nông dân ở Ấn Độ cũng tỏ ra không hợp tác về vấn đề này. “Những chiếc xe chạy bằn diesel, các nhà máy và nhiều nguồn khác cũng góp phần gây ô nhiễm. Chúng tôi chỉ đốt rạ trong 1 tháng mỗi năm. Rạ ở trên đồng chả có giá trị gì. Vậy vì sao tôi lại phải bỏ tiền ra gom lại? Chúng tôi gây ô nhiễm cho người ở Delhi thì người ở đó còn gây ô nhiễm cho chúng tôi và các con của chúng tôi, thậm chí còn hơn thế!” – một người nông dân tên Bijendar Singh, sống ở bang Haryana nói.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.