Người dân vẫn hờ hững với việc hạn chế đồ nhựa dùng một lần

Nạn ô nhiễm nhựa ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng.
Nạn ô nhiễm nhựa ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa nhưng nhiều người dân vẫn khó bỏ được thói quen sử dụng nhựa một lần.

Phấn đấu “nói không với rác thải nhựa”

Đầu tháng 2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử trách nhiệm của toàn xã hội trong việc sử dụng, quản lý rác thải nhựa. Theo đó, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa xả thải ra môi trường.

Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.

Đặc biệt, ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường.

Có thể nói, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy việc hạn chế, giảm thiểu rác thải nhựa, hướng tới cấm đồ nhựa dùng một lần trong cuộc sống. Mới nhất, Chính phủ các nước Ecuador, Ghana, Đức và Việt Nam đang lên kế hoạch với một số quyết định hướng tới một

Thỏa thuận toàn cầu mới về ô nhiễm nhựa, dự kiến được thông qua tại Hội nghị quốc tế cấp Bộ trưởng về rác thải biển và ô nhiễm nhựa. Sự kiện dự kiến sẽ được tổ chức vào nửa cuối năm 2021, trước thềm Kỳ họp thứ hai của Hội đồng Môi trường Liên Hợp quốc lần thứ năm (UNEA 5.2) vào tháng 2/2022.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 đã đưa ra các quy định mới về quản lý chất thải rắn, trong đó có chất thải nhựa. Về phía người dân, phải thực hiện phân loại rác tại nguồn. Về phía nhà sản xuất, Luật quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để định hình hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.

Trông chờ ý thức người dân?

Ngày 9/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động “Phong trào toàn quốc chống rác thải nhựa”, cùng với mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Theo đó, đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Mặc dù phong trào trên đã được người dân, tổ chức, doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ nhưng xem ra kết quả vẫn chưa được như mong muốn.  

Lý giải vấn đề này, theo các chuyên gia trong và ngoài nước thì hiện nay các giải pháp hạn chế, cấm nhựa ở Việt Nam hay trên thế giới mới đang dừng ở việc khuyến khích sự tự giác, chờ đợi ý thức chấp hành của người dân. Đơn cử, trong năm 2019, sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào chống rác thải nhựa, hàng loạt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân tại nhiều tỉnh, thành đã tích cực tham gia.

Nhưng đến năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát nhiều lần trong cộng đồng khiến các nỗ lực chống rác thải nhựa bị “chững lại”. Một nguyên nhân đến từ thói quen tiêu dùng của người dân đã phải chuyển dịch từ mua đồ trực tiếp qua mua đồ trực tuyến để thích nghi với bối cảnh, dẫn đến rác thải, bao bì nhựa gia tăng.

Còn một nguyên nhân khác đến từ nhu cầu sử dụng các thiết bị, vật dụng y tế cá nhân gia tăng như găng tay, khẩu trang, mặt nạ, áo chống dịch… Phần lớn những sản phẩm này đều là đồ nhựa dùng một lần.

Đến nay, nhiều người dân vẫn khó thể bỏ thói quen dùng đồ nhựa vì nhiều lý do. Túi ni lông vẫn được ưa chuộng bởi sự tiện lợi – nhỏ, nhẹ, rẻ, đựng được nhiều đồ. Nhiều người mua sắm bày tỏ quan ngại khi mua đồ không có túi ni lông để xách, khiến việc vận chuyển trở nên cồng kềnh. Ngay cả khi mua một vài món hàng nhỏ, người dân vẫn có thói quen xin túi ni lông để mang theo, người bán nếu từ chối có thể sẽ bị mất khách. 

Theo quan sát, tại Thủ đô Hà Nội, có thể thấy đồ nhựa dùng một lần hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống. Từ các phiên chợ sáng, các quán ăn sáng, trà đá vỉa hè, cà phê, đến các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn, trung tâm thương mại,… đâu đâu cũng thấy đồ nhựa. Nhiều gian hàng ở các chợ truyền thống và thậm chí cả siêu thị lớn vẫn chưa cung cấp các lựa chọn thân thiện với môi trường hơn để thay thế túi ni lông. 

Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đã tích cực đưa tin để người dân ngày càng hiểu rõ hơn về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và con người. Dù vậy, để thay đổi hành vi và thói quen lâu nay của người dân vẫn là điều khó khăn, không thể đạt được trong thời gian ngắn. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.