Người dân Philippines đang chờ cứu trợ trong tuyệt vọng

lNhững người dân ở sân bay Tacloban.
lNhững người dân ở sân bay Tacloban.
(PLO) - Khi 2 chiếc máy bay của C-130 lực lượng không quân Philippines đáp xuống sân bay đổ nát ở thành phố Tacloban vào rạng sáng 12/11, hơn 3.000 người vội vã băng qua hàng rào sắt đã bị hỏng với hy vọng thoát khỏi khu vực bị tàn phá nặng nề do bão. 
Chỉ có vài trăm người được lên máy bay trong khi những người khác buộc phải ở lại trong thành phố hoang tàn với cảnh thiếu thốn lương thực, nước uống và những thi thể chưa được kiểm đếm.
Tại sân bay, những người phụ nữ nhấc bổng những đứa con của họ lên cao với hy vọng được ưu tiên. Một phụ nữ khoảng 30 tuổi nằm trên chiếc cáng và lắc giật không kiểm soát được vì bị mắc chứng tiểu đường nhưng không được ăn uống và thuốc men. 
“Chúng tôi vẫn chưa được ăn gì từ chiều hôm qua. Chúng tôi cần sự giúp đỡ.” – cụ bà Aristone Balute, 81 tuổi cho biết. Quần áo bà ướt đẫm, nước mưa hòa lẫn với nước mắt tuôn rơi trên mặt. 
Cuộc vật lộn tại sân bay Tacloban là một trong vô số những cảnh tượng đau lòng đang diễn ra tại phía Đông Philippines kể từ khi cơn bão Haiyan quét qua nước này hôm 8/11 vừa qua. 
Chỉ có một số lượng nhỏ các đồ viện trợ đến được tay người dân và nhu cầu của gần 10 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa đang ngày càng trở nên cấp bách hơn. 
Ngày 12/11, giới chức Philippines công bố con số chính thức những người thiệt mạng là 1.774 người. Song, họ nói rằng số người tử vong sẽ còn tăng lên đáng kể và rằng họ lo ngại ước tính 10.000 người thiệt mạng là chính xác. 
Thành phố Tacloban với 220.000 dân đã gần như bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại mớ hỗn độn của những ngôi nhà, cây cối và ô tô đã bị phá tan tành. Các trung tâm thương mại, nhà để xe  hay các cửa hàng đều đã bị những người dân đói khát vét sạch đồ ăn và nước uống. 
Hầu hết người dân qua đêm dưới cơn mưa như trút ở bất cứ nơi nào, từ những ngôi nhà đã bị đánh sập hay bên vệ đường hoặc những gốc cây đã bị băm nhỏ. Một số người may mắn được ngủ trong những túp lều do các nhóm cứu trợ của Chính phủ đưa đến. 
Các bác sỹ tại địa phương cho biết họ đã hết sạch thuốc men. Bên ngoài tháp sân bay đã bị hủy hoại, một phòng khám dã chiến đã được dựng lên bằng những tấm cửa kính vỡ, các bác sỹ từ lực lượng quân đội và không quân cho biết họ đã điều trị cho khoảng 1.000 người vì bị các vết cắt, bầm tím và bị thương khá sâu. 
“Chúng tôi cần thêm thuốc. Chúng tôi không thể tiêm phòng uốn ván cho mọi người vì không có thuốc” – Đại úy không quân Antonio Tamayo cho hay. 
Các tổ chức cứu trợ và quân đội quốc tế cũng đang gấp rút hỗ trợ cho khu vực này. Lầu Năm Góc cho hay, Mỹ đã điều tàu sân bay USS George Washington, 5.000 thủy thủ và hơn 80 máy bay tới để giúp Philippines khắc phục hậu quả thiên tai.
Trong khi đó, Anh cũng cử một tàu khu trục tới hỗ trợ công tác cứu trợ. Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết sẽ cung cấp 25 triệu USD từ các quỹ khẩn cấp và khởi động một chiến dịch cứu trợ nhân đạo trên quy mô lớn vào ngày 12/11. Một số nước khác cũng đã gửi hàng chục triệu USD để cứu trợ Philippines. 
Việt Nam dù là nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Haiyan đã gửi 100.000 USD viện trợ cho người dân Philippines. 
Trong khi đó, ngày 12/11, hơn 760 người tại thị trấn Monkayo, Nabunturan và New Bataan thuộc đảo Mindanao đã được sơ tán đến những nơi an toàn vì áp thấp nhiệt đới được dự báo sẽ mạnh lên thành bão có tên Zoraida đang ảnh hưởng đến đảo này.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.