“Vùng đất quanh đền Preah Vihear thuộc Campuchia”

“Vùng đất quanh đền Preah Vihear thuộc Campuchia”
(PLO) - Tòa án cao nhất của Liên Hiệp Quốc ngày 11/11 đã ra phán quyết, theo đó khẳng định Campuchia có chủ quyền với vùng đất quanh ngôi đền Preah Vihear ở biên giới với Thái Lan.
Quyết định của Tòa án Công lý quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan mang tính chất ràng buộc và các bên không thể kháng nghị. 
Binh lính Campuchia canh gác đền Preah Vihear.
Binh lính Campuchia canh gác đền Preah Vihear.

Trong phán quyết được đưa ra ngày 11/11, ông Peter Tomka, Chánh án Tòa án Công lý quốc tế, nói, tòa đã quyết định “Campuchia có chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ vùng mũi đất của Preah Vihear”.

Với phán quyết được đưa ra ngày 11/11, Thái Lan phải rút toàn bộ các lực lượng quân sự, cảnh sát và nhân viên an ninh đang hiện diện tại vùng đất có tranh chấp chủ quyền.

Trên thực tế, Thái Lan không phản đối chủ quyền của Campuchia đối với ngôi đền cổ Preah Vihear, nhưng cả Phnom Penh lẫn Bangkok cùng khẳng định chủ quyền trên vùng đất có diện tích hơn 4 km2 xung quanh ngôi đền đã được xây dựng từ thế kỷ thứ XI và đã được UNESCO ghi nhận là di sản thế giới này.

Một phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế năm 1962 đã tuyên bố ngôi đền thuộc phía Campuchia nhưng không nói rõ về khu vực xung quanh đó.

Hai năm trước, Campuchia đã đưa vụ việc lên Tòa này để yêu cầu làm rõ về phán quyết năm 1962, sau khi xảy ra đụng độ quân sự trong nhiều tháng liền, khiến hàng chục người thiệt mạng.

Preah Vihear là ngôi đền được xây từ thời Khmer. Tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia đã bùng lên sau khi ngôi đền được công nhận là di sản thế giới vào năm 2008.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.