Người đàn ông Thái Nguyên tử vong sau món ăn nhiều người thích

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một người đàn ông ở Thái Nguyên sau khi ăn tiết canh hấp chín thì có những biểu hiện lạ, được chẩn đoán mắc liên cầu lợn. Dù được điều trị tích cực nhưng người này vẫn không qua khỏi.

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên mới tiếp nhận và điều trị một ca bệnh nhiễm liên cầu lợn nguy kịch sau khi ăn tiết canh đã hấp chín.

Bệnh nhân là ông N.V.H, 50 tuổi, ở huyện Định Hóa. Tối 5/8, ông H đi ăn tiết canh đã hấp tại nhà hàng xóm. Đến 2h ngày 6/8, ông H bắt đầu sốt cao, nôn và đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người mệt lả.

Khoảng 10h cùng ngày, ông H mệt nhiều, khó thở, được người nhà đưa ông H đến Bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa điều trị. Đến chiều tối cùng ngày, ông H xuất hiện nổi ban tím toàn thân, khó thở, tím tái, tiếp xúc chậm và được chuyển xuống Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp tục điều trị với tình trạng ngày càng nặng nề hơn.

Tại đây, ông H được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Cấy máu phát hiện vi khuẩn Streptococcus suis (liên cầu lợn).

Dù ông H đã được điều trị tích cực, an thần, thở máy, vận mạch liều cao, kháng sinh phối hợp, truyền máu và lọc máu liên tục, tuy nhiên, đến sáng 9/8, tình trạng bệnh của ông ngày càng diễn biến xấu đi, huyết áp tụt không đo được dù đang duy trì vận mạch liều cao, ban hoại tử rải rác toàn thân, tiên lượng tử vong gần.

Người nhà ông H đã xin cho người bệnh về nhà, không tiếp tục điều trị. Chiều 9/8, ông N.V.H tử vong tại nhà.

Trước đó, ngày 6/8, Hà Nội ghi nhận ca bệnh đầu tiên trong năm tử vong vì nhiễm liên cầu lợn. Bệnh nhân là một phụ nữ 86 tuổi ở huyện Quốc Oai. Bà được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, lơ mơ...

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú và xét nghiệm cấy máu, dịch não tủy. Kết quả, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Dù được điều trị tích cực nhưng do tuổi cao, bệnh diễn biến nặng nên bệnh nhân đã không qua khỏi.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hà Nội, hầu hết ca mắc vi khuẩn liên cầu lợn đều liên quan giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn từ thịt lợn chưa nấu chín. Một số trường hợp do tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi giết mổ, chế biến.

Vi khuẩn Streptococcus suis cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng. Người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ tử vong cao.

Tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn là khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40%.

Thời gian ủ bệnh có thể vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Dấu hiệu là sốt nóng, lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài nhưng không đi nhiều lần, dễ lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường. Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ.

Hiện chưa có vaccine phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn này hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì vậy, người dân ăn chín uống sôi, không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Nên đeo găng tay khi tiếp xúc thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.