Người dân mong gì khi được ngành y tế lập hồ sơ sức khỏe?

Các trạm y tế đều bố trí máy tính kết nối với phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe.
Các trạm y tế đều bố trí máy tính kết nối với phần mềm hồ sơ quản lý sức khỏe.
(PLO) - Đã hơn 10 ngày trôi qua, kể từ khi Hà Nội triển khai thí điểm lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho người dân tại 10 xã, phường của 5 quận, huyện trên địa bàn, nhiều người dân đang hân hoan với “niềm vui lớn quá, kể sao hết được thành lời” này thì cũng còn đôi chút băn khoăn…

Người dân phấn khởi, vui mừng

Hà Nội trở thành địa phương thứ 3 sau Phú Thọ, Bắc Ninh thí điểm lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và sẽ là địa phương đầu tiên triển khai diện rộng trên toàn thành phố. Ban đầu, Sở Y tế tổ chức triển khai điểm tại 10 xã, phường, thị trấn bao gồm: phường Phúc Đồng, Phúc Lợi (quận Long Biên); phường Ngọc Hà, Phúc Xá (quận Ba Đình); phường Tây Mỗ, Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm); xã Phù Linh, thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn); xã cổ Bi, Kim Lan (huyện Gia Lâm). Với 10 đoàn khám, mỗi đoàn có 25 cán bộ, nhân viên thực hiện khám kiểm tra sức khỏe toàn diện cho người dân ở các chuyên khoa nội, ngoại, sản, răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đồng thời nhập dữ liệu kết quả khám vào phần mềm quản lý sức khỏe. Theo thống kê từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau 5 ngày thí điểm tổ chức khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân tại 10 xã, phường của 5 quận, huyện, đã có 15.633 người dân được khám và lập hồ sơ quản lý sức khỏe.

Với mô hình này, trạm y tế xã sẽ thực hiện việc tầm soát sức khỏe cho người dân trong diện quản lý sức khỏe theo hồ sơ sức khỏe cá nhân. Người dân được khám sức khỏe tổng thể, tất cả dữ liệu nhập vào hệ thống trên mạng tạo một hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. Mục tiêu nhằm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, chuyển tuyến. Nhờ hồ sơ sức khỏe cá nhân, mỗi người dân có thể tự biết tình trạng sức khỏe của mình thông qua hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua mã định danh (ID) và các thông tin bảo mật khác như điện thoại, số CMND, mã vạch... Các cơ sở khám chữa bệnh có thể lấy thông tin hành chính, lịch sử bệnh, yếu tố nguy cơ, vùng dịch để tham khảo cho công tác khám chữa bệnh..., giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

Mỗi người dân đều mong muốn được khám, kiểm tra, tư vấn, chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu, nhất là những người nghèo, người chưa được khám bao giờ. Anh Nguyễn Đức Toàn, (một trong những người dân được tham gia khám sức khỏe đầu tiên tại Hà Nội) cho biết: “Trước đây, chỉ cán bộ các cấp, người giàu, cán bộ, nhân viên của một số doanh nghiệp, cơ quan mới có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ, còn nông dân, đặc biệt nông dân vùng sâu, vùng xa hầu như không bao giờ được kiểm tra, thường khi đi khám là lúc bệnh đã nặng rồi. Giờ đây, những người lao động tự do, ít có điều kiện khám sức khỏe như chúng tôi cũng đã được khám sức khỏe định kỳ. Chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày nông dân cũng được quản lý hồ sơ sức khỏe như đội ngũ cán bộ. Niềm vui lớn quá, kể sao hết được thành lời”. 

Còn tại xã Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều người dân bày tỏ, đây là lần đầu tiên họ biết đến hồ sơ sức khỏe nhưng rất phấn khởi khi mô hình này được triển khai. Không ít những bà bầu vui mừng, hồ hởi vì hồ sơ sức khỏe của những em bé sẽ được cập nhật, quản lý ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho đến suốt đời. Cùng chung tâm trạng phấn khởi nhưng đâu đó vẫn có nhiều người còn mang chung tâm trạng lo lắng liệu trang thiết bị y tế cũng như công nghệ điện tử tại địa phương có đủ để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hay không?

Sẽ thực hiện đồng loạt để người dân cùng được hưởng lợi

Có thể thấy, thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được một số thành tựu quan trọng, tuy nhiên, công tác này còn phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Mô hình bệnh tật kép, bệnh không lây nhiễm và tai nạn, thương tích tăng nhanh, tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm vẫn ở mức cao. Sự gia tăng các yếu tố nguy cơ đòi hỏi hệ thống y tế phải có những thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng các dịch vụ. Trong khi đó, cơ chế tài chính y tế chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội, chi tại y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu còn thấp... Do đó việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe duy nhất và thống nhất lưu trữ trong hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia, mang lại nhiều lợi ích.

Như vậy, với hồ sơ sức khỏe cá nhân, hầu hết các bệnh thông thường sẽ được phát hiện sớm và giải quyết sớm ngay tại tuyến khám chữa bệnh ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm quá tải bệnh viện, giảm áp lực đối với ngành y tế. Mặt khác, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh thông suốt các tuyến, giúp việc chẩn đoán chính xác, phối hợp điều trị thống nhất, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. “Tại Việt Nam có đến 70% người bệnh ung thư đến bệnh viện khi bệnh đã nặng, giai đoạn muộn... Việc sàng lọc, phát hiện bệnh, quản lý sức khỏe từ sớm thông qua quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, chất lượng điều trị sẽ tăng và chất lượng sống của người dân cũng tăng lên” – PGS, TS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh) kỳ vọng.

Trả lời lo lắng của người dân rằng liệu trang thiết bị y tế cũng như công nghệ điện tử tại địa phương có đủ để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hay không, được biết để phục vụ khám, lập hồ sơ cho 10 xã phường, 5 quận huyện đã phải huy động bác sĩ tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn để hỗ trợ khám, nhưng để triển khai đồng loạt, sẽ gặp khó khăn về vấn đề nhân lực. 

Hơn nữa, Bộ Y tế chưa xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe chuẩn hoặc các chỉ số cơ bản cần có. Đặc biệt, thanh toán bảo hiểm y tế đối với mỗi gói khám sức khỏe là bao nhiêu vẫn chưa được phê duyệt. Đồng thời nhiều người dân vẫn chưa hiểu về việc khám, lập hồ sơ sức khỏe bởi vậy nhiều người còn chưa đi khám. Dù còn một số khó khăn nhưng hầu hết các quận, huyện trên địa bàn thành phố phấn đấu dự kiến đến cuối tháng 9 năm nay, hơn 7 triệu người dân trên địa bàn sẽ được lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Đọc thêm

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.