Người cha 12 năm "cõng" ước mơ con

 Ông Trần Phương 12 năm cõng con gái đến trường
Ông Trần Phương 12 năm cõng con gái đến trường
(PLO) - “Ròng rã những năm tháng gian khổ, đến nay cũng đã hơn 12 năm rồi. Thanh chỉ mới học năm nhất trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, đến khi học xong cũng phải hơn 2 năm nữa, nhưng tôi sẽ cố gắng vì con. Nhìn con khát khao tới trường, tôi làm cha sao nỡ đành lòng bỏ qua ước mơ đó…”, ông Phương, người hơn 12 năm cõng con đi học, tâm sự.

Với những bước chân không mệt mỏi qua nhiều năm tháng, hành trình nuôi dưỡng ước mơ con chữ cho con gái tật nguyền của ông Trần Phương (SN 1962, ngụ đường Ưng Bình, phường Vĩ Dã, TP. Huế) khiến nhiều người xúc động.

Cha “cõng” ước mơ con

Về Cồn Hến (phường Vĩ Dạ, TP. Huế) đi qua những gánh hàng rong ở khu ốc đảo này, hỏi nhà anh Trần Phương mỗi ngày vẫn cõng con gái đến trường, không ai là không biết. Dù ngày nắng hay mưa, người cha già với mái tóc bạc trắng ấy vẫn cần mẫn cõng con lên lớp và chờ đợi đón con về. 

Chia sẻ về cô con gái tật nguyền tên Diệu Thanh, ông Phương tâm sự: “Cách đây 18 năm, lúc chào đời Thanh là một đứa trẻ bụ bẫm, đến mãi gần 3 tuổi Thanh vẫn chưa biết đi, lo lắng nên gia đình đưa cháu đi khám thì phát hiện cháu bị liệt tứ chi không thể đi được. Lớn lên chút nữa, cả nhà phát hiện đôi tay của Thanh yếu ớt không thể bưng được vật gì quá nặng. Lúc đó, tất cả như sụp đổ với hai vợ chồng tôi…”.

Vợ ông Thanh kể thêm, thương con nên nghe tin ở đâu có thầy thuốc giỏi, phương thuốc hay là cả hai vợ chồng bồng con lặn lội tìm đường đến khám. Nhớ lại những năm tháng ấy, người phụ nữ thở dài. Đi khắp nơi tìm thầy, tìm thuốc nhưng cuối cùng họ cũng đành thất vọng ra về. 

Rồi một tia hi họng lại đến khi có một tổ chức nước ngoài đến Huế khám sàng lọc, phẫu thuật từ thiện cho những hoàn cảnh tật nguyền khó khăn. Hy vọng mong manh ấy được nhen nhóm trong một lần Thanh được một tổ chức nước ngoài đồng ý mổ, sắp xếp gân chân. Nhưng bao nhiêu hi vọng lại thất vọng. Sau ca phẫu thuật, đôi chân của Thanh vẫn không thể đi được.

Ông Phương dốc hết tình thương cho cô con gái sớm chịu cảnh tật nguyền, đôi chân không thể tự đi, đôi tay yếu cũng không làm gì được. Người cha đành bỏ dở công việc để mỗi ngày cõng con tới trường. 

“Ròng rã những năm tháng gian khổ, đến nay cũng đã hơn 12 năm rồi. Bây giờ Thanh chỉ mới học năm nhất trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, đến khi học xong cũng phải hơn 2 năm nữa, nhưng tôi sẽ cố gắng vì con. Nhìn con khát khao tới trường, tôi làm cha sao nỡ đành lòng bỏ qua ước mơ đó…”, ông Phương tâm sự.

Khi giấc mơ ngồi trên ghế giảng đường của con gái thành hiện thực cũng là lúc mái tóc của người cha vừa bước sang tuổi 47 bạc màu sương. Ông Phương gương mặt hao gầy, thỉnh thoảng lại lên cơn ho vì căn bệnh hen suyễn tái phát, nhưng ông vẫn miệt mài cõng con lên tầng 3 để vào lớp.

Ông tâm sự: “Trước đây khi cháu còn học phổ thông có thể xin chuyển phòng, nhưng giờ cháu học tin học mà phòng máy thì cố định ở tầng 3 nên chỉ còn cách ráng sức cõng lên”.

Dù nắng hay mưa, ông Phương vẫn cõng con tới lớp đúng giờ. “Lúc Thanh học tiểu học vì trường gần nhà nên tôi tranh thủ đưa con tới trường rồi về đi làm thêm, nhưng khi Thanh học lên cấp hai, trường học ở xa nên tôi đành nghỉ việc để đưa đón con mỗi ngày. Lâu nay, mọi chi tiêu trong nhà cũng trông chờ vào công việc buôn bán của vợ tôi”, ông cho hay.

Sau Thanh còn có hai đứa em nhỏ cũng đang tuổi ăn tuổi học. Cái nghèo khổ đeo bám gia đình, tuy nhiên ông Phương nhất quyết không để các con mình nghỉ học giữa chừng.

Nghị lực mạnh mẽ

Trên chiếc nệm được đặt một bên góc nhà, Thanh tâm sự nhỏ nhẹ về hoàn cảnh của mình. Cô cho biết hôm nay phải nghỉ học vì cha ốm, mẹ đi từ lúc 5h sáng, trời mưa tầm tã, không có ai đưa Thanh tới trường. 

Đôi chân không thể đi, hai tay không thể bưng bê được gì nhưng Thanh vẫn ấp ủ ước mơ trở thành lập trình viên. Để biến giấc mơ thành hiện thực, Thanh đã phải tập tành từ những việc như cầm bút để viết chữ, đánh bàn phím máy tính bằng mu bàn tay vì những ngón tay không thể cử động bình thường. 

“Kể từ ngày em lên lớp một, ba em phải nghỉ làm ở nhà để hằng ngày đưa đón em. Cũng từ lúc đó, trong nhà một mình mẹ lo toan chuyện kinh tế. Mỗi sáng mẹ phải đi chợ bán hàng từ rất sớm nên không thể đưa em đi được.

Hơn 12 năm qua, em đến trường trên đôi chân của ba. Nhìn ba vất vả cõng em đến lớp mỗi ngày, em thương ba lắm. Nhưng em tật nguyền thế này không giúp gì cho ba mẹ được. Em chỉ biết cố gắng học tập để không phụ công ba mẹ đã vất vả vì em”, cô gái trẻ ngậm ngùi.

Kể về hành trình tới trường bao nhiêu năm nay của hai cha con, cô gái nghị lực chia sẻ: “Cũng nhiều lần em có ý nghĩ bỏ học vì thương ba cực khổ, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn. Mười hai năm đến trường trên lưng ba là một chặng đường dài đối với em.

Không được may mắn như nhiều bạn bè cùng trang lứa, nhiều lúc em thấy mặc cảm về bản thân. Mọi sinh hoạt về cá nhân cũng như trong học tập e cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khi buồn, em chỉ biết khóc và khóc”.

Nhưng chưa bao giờ Thanh thôi từ bỏ những dự định của mình về tương lai. Cô gái vẫn luôn cố gắng để hoàn thành giấc mơ trở thành lập trình viên máy tính. Không dừng lại đó, hiện tại cô gái nghị lực này còn tự mày mò học Anh văn trên mạng. Thanh tâm sự phải cố gắng học vì đó là hành trang để sau này em có thể nuôi lấy bản thân, lo cho gia đình, và có cơ hội giúp đỡ những phận đời thiệt thòi hơn.

Bà Trần Thị Mưng, hàng xóm nhà ông Phương cho biết: “Ở đây ai cũng khâm phục nghị lực của hai cha con anh Phương, dù trời nắng hay mưa, anh Phương vẫn đưa con gái tới trường. Cả xóm chúng tôi vẫn gọi Thanh là cô gái “thiên thần”. Không những Thanh có ý chí, nghị lực mà còn là một cô gái rất xinh đẹp”.

Nói đến con gái, mẹ Thanh lại rưng rưng nước mắt. Chị cho hay, mỗi bữa ăn, Thanh không dám ăn nhiều vì sợ béo, cha cõng sẽ nặng. “Thanh hay nói: “Con mà béo lên làm sao ba cõng nổi con lên lớp được”. Lúc nghe Thanh nói, cả nhà tôi không cầm được nước mắt”, người mẹ kể.

Dẫu hành trình phía trước còn lắm gian truân, nhưng niềm tin vẫn lấp lánh trong đôi mắt các thành viên trong gia đình ông Phương. Vượt qua vất vả, họ vẫn mạnh mẽ, lạc quan hướng đến tương lai.

Nói đến con gái, mẹ Thanh lại rưng rưng nước mắt. Chị cho hay, mỗi bữa ăn, Thanh không dám ăn nhiều vì sợ béo, cha cõng sẽ nặng. “Thanh hay nói: “Con mà béo lên làm sao ba cõng nổi con lên lớp được”. Lúc nghe Thanh nói, cả nhà tôi không cầm được nước mắt”, người mẹ kể.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.